Giải thích đơn giản nguyên nhân glôcôm
Giải thích đơn giản nguyên nhân glôcôm
nguyên nhân tăng nhãn áp
Bệnh glôcôm phát triển khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương - Ảnh: BookingCare

Giải thích đơn giản nguyên nhân glôcôm

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Bệnh glôcôm là một vấn đề y tế nhãn khoa phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân bệnh glôcôm trong bài viết dưới đây.

Người bệnh glôcôm có những dấu hiệu như nhìn mờ và đau đầu, nếu áp lực nhãn cầu cao kéo dài sẽ chèn ép làm tổn thương thần kinh thị giác phía sau và có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời.

Vậy có những nguyên nhân nào có thể dẫn tới glôcôm?

Nguyên nhân mắc bệnh glôcôm

Bệnh glôcôm tiến triển làm dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Khi dây thần kinh này dần dần bị thoái hóa, các điểm mù sẽ phát triển trong tầm nhìn của bạn. Vì những lý do mà vẫn chưa được lý giải, tổn thương thần kinh này thường liên quan đến việc tăng áp lực trong mắt.

Hầu hết các trường hợp glôcôm xảy ra là do áp lực tăng nội nhãn tăng do  thủy dịch không thể thoát ra ngoài đúng cách. Sự gia tăng áp lực này sau đó làm tổn thương dây thần kinh nối mắt với não (dây thần kinh thị giác).

Hiện nay, tăng nhãn áp được chia thành 4 loại: 

  • Glôcôm áp góc mở
  • Glôcôm bẩm sinh
  • Glôcôm góc đóng
  • Glôcôm thứ phát

Trong đó:

  • Glôcôm góc mở và glôcôm bẩm sinh thường liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Glôcôm góc đóng thường là do có sự tắc nghẽn lưu thông của thủy dịch từ tiền phòng qua góc tiền phòng dẫn đến tăng áp lực lên mắt.
  • Glôcôm thứ cấp, bệnh có thể hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như đái tháo đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids, đục thủy tinh thể căng phồng…

Yếu tố nguy cơ dẫn tới glôcôm

Bệnh glôcôm có thể làm hỏng thị lực trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Dù hiện tại chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây tăng nhãn áp, bạn đọc hãy lưu ý đến các yếu tố rủi ro sau:

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng có nguy cơ cao hơn ở những trường hợp sau:

  • Những người trên 35 tuổi
  • Những người ruột thịt của người bệnh glôcôm
  • Những người có cấu trúc mắt nghi ngờ glôcôm(bán kính độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, lõm đĩa thị rộng, chênh lệch độ lõm đĩa giữa hai mắt)
  • Bị lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh…
  • Ngoài ra, người bệnh có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân), người có bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp… cũng dễ bị bệnh tăng nhãn áp.

Tóm lại, glôcôm là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây tổn thương mắt và giảm thị lực. Việc hiểu nguyên nhân tăng nhãn áp và điều trị, theo dõi bệnh kịp thời, đúng cách là vô cùng quan trọng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết