Hỗ trợ

Nội dung chính

Hàm duy trì là gì? Cần đeo trong bao lâu

Hàm duy trì là gì? Có bao nhiêu loại? Tại sao cần đeo và đeo trong bao lâu? Các câu hỏi về hàm duy trì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Hàm duy trì là gì? - Cần đeo trong bao lâu? - Ảnh: BookingCare

Dù thực hiện chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng truyền thống hay hiện đại thì sau quá trình niềng, hàm duy trì sẽ được nha sĩ chỉ định tiếp tục sử dụng để cố định các vị trí răng theo đúng khớp cắn. Nhiều người đã biết về hàm duy trì nhưng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu, có bao nhiêu loại vẫn là câu hỏi khiến các khách hàng thắc mắc.

Trong bài viết dưới đây, BookingCare sẽ tổng hợp các thông tin về hàm duy trì để bạn đọc dễ theo dõi.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ được chỉ định sử dụng sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha. Hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng được ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng hiệu quả cao nhất.

Hàm duy trì được chỉ định sử dụng sau quá trình niềng răng - Ảnh: Nha khoa Thúy Đức

Quá trình niềng răng sẽ cần từ 1.5 - 2 năm để điều chỉnh các răng lệch lạc về đúng vị trí, cải thiện các bệnh lý như răng hô, răng thưa, răng móm, sai khớp cắn, tật đẩy lưỡi.... Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và mô nha chu sẽ cần thời gian để điều chỉnh lại cấu trúc sao cho ổn định. Nếu không đeo hàm duy trì, dây chằng nha chu có thể khiến răng trở về vị trí ban đầu.

Hàm duy trì có thể coi là bước cuối cùng để hoàn thiện hàm răng đẹp, khí cụ này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát trở về như vị trí ban đầu do người bệnh chủ quan hoặc có thói quen ăn uống không tốt.

Hiện nay, hàm duy trì thường có 2 dạng là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Hàm duy trì cũng có nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như yếu tố thẩm mỹ, như hàm duy trì có dạng khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là loại khung cố định.

Các loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến hiện nay - Ảnh: Nha khoa Thúy Đức

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định sẽ sử dụng dây duy trì để gắn vào bên trong răng. Phương pháp này giúp răng được cố định liên tục tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sử dụng được khí cụ này, nha sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn và gợi ý về hàm duy trì cần sử dụng.

Hàm duy trì cố định sẽ được gắn cố định vào mặt trong của răng - Ảnh: Vinmec

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Trong quá trình sử dụng, hàm duy trì cũng cần vệ sinh đúng cách như vệ sinh răng niềng, nếu không sẽ dẫn đến những vấn đề về răng miệng.

Hàm duy trì tháo lắp bằng khay trong suốt

Hàm duy trì bằng khay nhựa được rất nhiều khách hàng lựa chọn vì tính tiện dụng và thẩm mỹ, phù hợp với đối tượng cần giao tiếp nhiều.

Hàm duy trì bằng khay trong suốt được sử dụng phổ biến hiện nay - Ảnh: Medlatec

Ưu điểm:

Hạn chế:

Đối với loại hàm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu để thiết kế hai hàm đeo duy trì phù hợp với người bệnh. Dù có thể tháo lắp dễ dàng nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng không nên quá lạm dụng việc tháo ra lắp vào quá nhiều lần, cần lưu dùng đều đặn mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Một loại hàm duy trì có thể tháo lắp nữa khá phổ biến hiện nay là hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại. Thay vì các khay trong suốt được thiết kế thì khí cụ này sẽ sử dụng các dây cung kim loại, đeo ở mặt ngoài của răng. Do đó, phương pháp này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại thuận tiện trong việc ăn uống và vệ sinh hàng ngày - Ảnh: Elite Dental

Ưu điểm

Hạn chế

Vì có thể tháo lắp đơn giản nên người bệnh cũng cần chú ý sử dụng đều đặn, tránh việc tháo ra và quên không đeo gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Hàm răng sau 1 khoảng thời gian dài niềng răng chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều vẫn nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Do đó, răng dễ có xu hướng về lại vị trí mọc ban đầu. Vì vậy ngay sau khi tháo niềng, cần duy trì đeo liên tục hàm duy trì theo thời gian bác sĩ chỉ định để vị trí khớp cắn và răng niềng đạt được kết quả tốt.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng, trong thời gian này bạn nên đeo liên tục hoặc chỉ tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng (đối với hàm có thể tháo lắp).

Thời gian đeo hàm tùy vào sự lệch lạc của răng trước chỉnh nha và vấn đề khớp cắn, phần lớn các trường hợp cần đeo hàm duy trì.

Đeo hàm duy trì sẽ giúp người bệnh bảo đảm kết quả niềng răng, răng sẽ được giữ cố định ở vị trí mới, tránh tình trạng xô lệch răng trong quá trình mô và nướu đang thích nghi với sự thay đổi của hàm răng.

Thời gian niềng răng càng lâu thì tần suất đeo hàm sẽ giảm đi và còn phụ thuộc vào vấn đề khớp cắn và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Trong tháng đầu tiên sau niềng răng, người bệnh cần đeo liên tục cả ngày. Sau đó có thể giảm dần thời gian đeo, có thể chỉ đeo buổi tối, vài năm sau có thể đeo thưa hơn như tuần đeo 2 – 3 buổi.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì

Hàm duy trì góp phần không nhỏ vào thành công của một ca niềng, cũng như cố định răng ở vị trí đúng nhất. Do đó khi đeo hàm duy trì, người bệnh cũng cần chú ý trong cách vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày.

Để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên vệ sinh hàm duy trì thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ - Ảnh: Elite Dental

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc đeo hàm duy trì, thời gian đeo hàm cụ thể là trong bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng của từng đối tượng. Bệnh nhân nên duy trì việc đeo khí cụ này để đảm bảo hiệu quả sau quá trình niềng răng và lưu ý về cách sinh hoạt như BookingCare đã gợi ý.

Về nhóm tác giả cẩm nang

Đội ngũ xây dựng và phát triển nội dung Cẩm Nang

Thảo Hoàng

Phát triển Sản phẩm - 10 năm kinh nghiệm

Phương Nguyễn

Biên tập viên - 7 năm kinh nghiệm

Dung Phan

Sáng tạo nội dung - 5 năm kinh nghiệm

Chương Nguyễn

Sáng tạo nội dung - 9 năm kinh nghiệm

Bài viết nội dung trên Cẩm Nang được tạo ra như thế nào

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ham-duy-tri-la-gi-tai-sao-phai-deo-ham-duy-tri/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ham-duy-tri-co-may-loai/
https://nhakhoathuyduc.com.vn/ham-duy-tri-sau-nieng-rang-2367/

Bài viết có liên quan

Danh mục cẩm nang