Hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản có nguy hiểm không? - Ảnh: BookingCar

Hen phế quản có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 30/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Hen phế quản có nguy hiểm không? Gây ra những biến chứng nghiêm trọng nào cho cơ thể?

Hen phế quản (tên gọi khác là suyễn) là bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều khiến bệnh tiến triển trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng. Các biến chứng của hen phế quản bao gồm viêm phổi, suy tim, khó thở nặng, tình trạng ngưng tim và ngưng thở.

Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Hen phế quản có nguy hiểm không?

Hen phế quản (hay còn được gọi là suyễn) là một bệnh lý hô hấp mạn tính, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi bị cơn hen, đường phế quản của người bệnh bị co thắt, gây khó khăn trong việc hít thở và làm giảm lượng không khí đi vào phổi. Kết quả là cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết, gây ra các triệu chứng như khó thở, khò khèi.

Biến chứng bệnh hen phế quản 

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc không có sự can thiệp cấp cứu, hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này bao gồm: nhiễm khuẩn phế quản; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; tâm phế mãn tính; suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp những tác động khác từ bệnh hen phế quản kéo dài như sau:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng cản trở giấc ngủ, công việc, học tập và các hoạt động khác.
  • Sự co hẹp vĩnh viễn của đường dẫn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.
  • Phải đến phòng cấp cứu và nhập viện do các cơn hen suyễn nặng.
  • Tác dụng phụ từ việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc để ổn định hen suyễn nặng.

Nếu sau điều trị, người bệnh vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc thở hoặc có triệu chứng của cơn hen ác tính như khó thở gia tăng, cơn hen không hết hoặc khó nói do khó thở, ngay lập tức liên hệ với dịch vụ cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh hen phế quản

Để giảm nguy cơ mắc hen phế quản và kiểm soát bệnh tốt hơn, điều quan trọng là tuân thủ đúng quy trình điều trị và phòng ngừa. Tiêm vacxin phòng cúm, hạn chế tụ tập nơi đông người dễ có nguy cơ lây nhiễm cúm. Điều này đặc biệt quan trọng trong mùa giao mùa khi các tác nhân gây kích ứng như vi rút và dịch tiết đường hô hấp có thể tăng cao. 

Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng, các dị nguyên khởi phát cơn hen. Tuân thủ đúng việc dùng thuốc, trong đó quan trọng là thuốc điều trị dự phòng hen, khám bệnh theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng để kiểm soát hen phế quản hiệu quả.

Tóm lại, hen phế quản là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ. Việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giúp trẻ vượt qua bệnh tật một cách an toàn và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết