Tình trạng hiếm muộn ở nữ giới ở nước ta đang nằm trong mức đáng báo động. Hiếm muộn ở nữ giới là căn bệnh khiến người phụ nữ không có khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của mình. Hiếm muộn ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn thì sẽ có tỉ lệ thành công tốt hơn.
Hiếm muộn ở nữ được hiểu là trường hợp một cặp vợ chồng sau một thời gian chung sống và có quan hệ tình dục thường xuyên mà người phụ nữ chưa thể mang thai một cách tự nhiên mà không sử dụng các biện pháp tránh thai nào. Thời gian này được xác định là 1 năm với những phụ nữ dưới 35 tuổi và 6 tháng với những phụ nữ trên 35 tuổi.
Dấu hiệu của hiếm muộn ở nữ không thực sự rõ ràng nhưng bạn cũng nên lưu ý những dấu hiệu sau:
Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều… đây là những biểu hiện của rối loạn nội tiết và các hormone giới tính nữ. Nội tiết tố bất thường, chu kỳ trứng rụng không đều sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Ngoài ra, sự viêm nhiễm của viêm mạc tử cung, vùng chậu cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, khiến khả năng thụ thai giảm đi rõ rệt.
Tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt, nếu là nguyên phát thì bệnh nhân chưa từng có kinh, nếu là thứ phát thì khi chu kỳ hành kinh bình thường bị gián đoạn trên 3 tháng đối với phụ nữ trước đó chu kì đều hay 6 tháng với bệnh nhận có chu kì trước đó không đều. Không có kinh nguyệt chính là biểu hiện của việc không có trứng rụng. Trứng không rụng thì quá trình thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.
Âm đạo tiết dịch có màu bất thường như màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… là những biểu hiện của viêm nhiễm hoặc các bệnh về đường tình dục khác. Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị kịp thời, lâu dài dẫn tới viêm nhiễm vùng chậu, cuối cùng có thể gây hiếm muộn, vô sinh.
Nếu bạn đang không trong giai đoạn cho con bú mà tuyến vú lại tiết ra sữa thì bạn cần phải đi khám ngay. Vì có thể là do bất thường chức năng hạ đồi tuyến yên, bệnh lí nội tiết… hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc giảm huyết áp, dịch sữa tan chảy. Tình trạng này có thể liên quan đến vô sinh hiếm muộn ở nữ.
Ở tuổi trưởng thành, tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể khiến vùng ngực phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng quá 18 tuổi mà tuyến vú chưa phát triển thì có thể do thiếu nội tiết tố nữ estrogen. Sự kém phát triển của tuyến vú cũng như các đặc điểm sinh dục thứ phát có thể ẩn chứa đằng sau là nguyên nhân suy yếu của buồng trứng. Buồng chứng suy giảm chức năng là nguyên nhân thường gặp gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ.
Hiếm muộn ở nữ giới có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào, tuy nhiên những người từng có tiền tử về mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn rụng trứng, kinh nguyệt, tiền sử nạo phá thai nhiều lần… thường có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Các nguyên nhân cụ thể gây hiếm muộn ở nữ giới:
Viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung, tác đường ống dẫn trứng… có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Các bệnh phụ khoa này thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng, bệnh chỉ được phát hiện khi đã chuyển nặng.
Những vấn đề bất thường ở cổ tử cung như: nhiễm trùng mãn tính, vết sẹo ở cổ tử cung,, dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít… khiến tinh trùng khó di chuyển để tiếp cận gần với trứng.
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ gặp khó khăn mang thai là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Tuổi càng cao thì khả năng thụ thai sẽ càng giảm. Những phụ nữ dưới 35 tuổi khả năng thụ thai sẽ cao hơn nhóm phụ nữ trên 35 tuổi. Mặt khác, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mang thai của người phụ nữ.
Nếu bạn không gặp tình trạng hiếm muộn quá nghiêm trọng thì các thực phẩm sau cũng rất tốt cho quá trình thụ thai tự nhiên:
Hiếm muộn là tình trạng không ai mong muốn cả. Đặc biệt, nguyên nhân hiếm muộn ở nữ rất đa dạng và khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên các cặp vợ chồng không nên quá lo lắng vì với sự phát triển ngành Y khoa, việc điều trị hiếm muộn đã có nhiều bước tiến mới.