Lao thanh quản là gì, nên đi khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 24/03/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản.

khám lao thanh quản
Lao thanh quản là gì, nên đi khám ở đâu (Ảnh: Internet)

Lao thanh quản là gì

  • Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra.
  • Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc lao thanh quản đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.

Tham khảo nội dung dưới đấy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và một số triệu chứng, nếu bạn gặp vấn đề nào đó thì nên gặp các bác sĩ về tai mũi họng để được chuẩn đoán và điều trị kịp thơi nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ ổ khu trú ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể.

Vi khuẩn lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm: kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20-24 giờ sinh sản một lần. Vi khuẩn gây bệnh LTQ theo ba con đường: đường hô hấp, đường bạch mạch, đường máu:

Một số yếu tố nguy cơ mắc lao chung:

  • Tiếp xúc với nguổn lây, không tiêm
  • Đói nghèo, môi trường sinh sống, làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, khói bụi.
  • Mắc bệnh mạn tính: bệnh gan, thận nặng, đái tháo đường, bệnh máu.
  • Mắc bệnh cấp tính: nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị.
  • Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Nghiện hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu.

Chẩn đoán lao thanh quản

Lao thanh quản là thể lao thứ phát sau lao sơ nhiễm và thường đi kèm tổn thương lao phổi.

Triệu chứng toàn thân

Những triệu chứng toàn thân: sốt về chiều, gầy sút thường phụ thuộc vào thương tổn ở phổi, lao thanh quản thể đơn thuần ít có các triệu chứng toàn thân.

Cơ năng

Khởi đầu của lao thanh quản dễ nhầm với viêm thanh quản xuất tiết thông thường. Những triệu chứng cơ năng hay gặp là:

  • Khàn tiếng: xuất hiện sớm, lúc đầu khàn nhẹ âm sắc mờ sau đó mất âm sắc cuối cùng thì tiếng nói mất hẳn. Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong
  • Nuốt vướng, đau: phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Tổn thương vùng sụn phễu và mép sau gây nên nuốt đau. Đau tăng lên khi ăn, uống rượu, khi ho hoặc nói.
  • Khó thở: xuất hiện muộn, bệnh nhân thường chỉ khó thở nặng ở giai đoạn cuối cùng, do tổn thương nặng nề (phù nề, hẹp do xơ sẹo co kéo, u lớn cản trở đường khí lưu thông hoặc kèm tổn thương rộng ở phổi).
  • Ho: thường do bệnh tích ở phổi. Tuy nhiên, ho có những đặc điểm sau đây thì phải nghĩ đến bệnh lý ở thanh quản: bệnh nhân đằng hắng nhiều, ho khan, ho từng cơn, có khi ho rũ như ho gà.

Triệu chứng thực thể

Tổn thương thanh quản được phát hiện dựa vào soi thanh quản gián tiếp, nội soi optic 700 hay soi bằng ống mềm hoặc qua soi thanh quản trực tiếp. Các triệu chứng thấy được qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu: thường không đặc hiệu, niêm mạc thanh quản đỏ hồng, hai dây thanh sung huyết giống viêm thanh quản thông thường. Khoảng vài ngày sau, một bên thanh quản đã trở lại gần như bình thường còn dây thanh đối diện vẫn viêm. Một nửa thanh quản còn sung huyết nhẹ và bệnh nhân vẫn khàn tiếng. Sự thoái triển không cân đối bệnh tích thanh quản có ý nghĩa lớn, đó là triệu chứng khởi phát
  • Giai đoạn thứ hai: ba loại bệnh tích chính là phù nề, loét, sùi thường đan xen nhau tương xứng với lao phổi, nhiều vi khuẩn lao trong đờm.
  • Phù nề: niêm mạc dày, nề, đỏ và có điểm xám nhạt. Nếu toàn bộ bờ thanh quản (thanh thiệt, nẹp phễu thanh thiệt, sụn phễu) phù nề thì thanh quản biến dạng giống mõm cá mè).
  • Loét: trên nền niêm mạc phù nề, loét xuất hiện. Niêm mạc xung quanh vết loét phù nề mọng nước và có nhiều chấm sáng (nang lao đang tiến triển). Những nang lao này sẽ nhuyễn hoá, loét ra và đan xen với vết loét trước hoặc hình thành những u nhỏ đều đặn, mềm đỏ giống
  • Sùi: dạng súp lơ thường thấy ở mép sau hay dọc theo bờ những vết loét lớn.
  • Giai đoạn thứ ba: quá trình lao lấn sâu vào màng sụn gây hoại tử sụn.

Xét nghiệm chẩn đoán

Sinh thiết tổn thương thanh quản để chẩn đoán mô bệnh học

Đây là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định lao thanh quản. Tuy nhiên, sinh thiết phải lấy được đúng và chính xác vùng tổn thương.

Trong chẩn đoán mô bệnh học, xác định hình thái nang lao là quan trọng. Ngoài ra, còn có phản ứng xơ và yếu tố kháng viêm không đặc hiệu. Nang hình tròn hay bầu dục, giữa là vùng hoại tử bã đậu (hoại tử đông) bắt màu eosin. Tổ chức hoại tử được bao quanh bởi tế bào bán liên và tế bào khổng lồ. Tế bào bán liên xuất phát từ mô bào, đại thực bào. Tế bào khổng lồ Langhans là tế bào có đường kính 30-50mm, bào tương ưa acid đồng nhất, chứa nhiều nhân có chất nhiễm sắc sáng.

Các nhân xếp thành một vành hình móng ngựa hoặc hình vành khăn hoặc tập trung thành đám. Tế bào khổng lồ tạo thành do phân chia của tế bào bán liên và mô bào. Xung quanh nang là lympho bào của hạch bình thường cũng như các nguyên bào sợi. Nang lao là cấu trúc không có huyết quản.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thấy đầy đủ thành phần của một nang lao điển hình như kể trên. Do vậy, khi tìm thấy tổ chức hoại tử bã đậu, tế bào khổng lồ Langhans và tế bào bán liên là có thể cho phép chẩn đoán xác định.

Các phương pháp phát hiện và chẩn đoán lao

Ngoài việc thu thập mẫu xét nghiệm vùng thanh quản nghi nhiễm lao thì cần tiến hành thêm các xét nghiệm trong khuôn khổ chẩn đoán bệnh lao.

  • Xquang phổi:
  • Vị trí tổn thương: thường gặp ở phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên, ở một hoặc hai phổi. Tổn thương lao kê thường rải rác khắp hai phổi. Có thể thấy các hình ảnh như: nốt, u cục, hang, thâm nhiễm, dải xơ, đường mờ.
  • Các tổn thương này thường xen kẽ nhau, tồn tại lâu thậm chí cả khi đã được điều trị. Các tổn thương xơ, vôi hóa không thay đổi sau điều trị.
  • Phương pháp soi đờm trực tiếp tìm AFB:
  • Bệnh phẩm được nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen.
  • Bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 3 mẫu đờm vào 3 buổi sáng liên tục và đánh giá kết quả theo qui định của Hiệp hội chống lao quốc  tế.
  • Điều kiện để chẩn đoán lao phổi là phải có ít nhất 2 trong 3 mẫu đờm có AFB dương tính hoặc 1 mẫu dương tính và trên phim chụp Xquang phổi có tổn thư- ơng lao tiến triển.
  • Phản ứng Mantoux:

Tiêm 0,1ml (tương đương với 5 đơn vị) dung dịch Tuberculin PPD vào trong da, 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay trái. Đọc kết quả sau tiêm 48-72  giờ, đánh  giá       như sau:

Đường kính cục dưới 5 mm: âm tính, 5-9 mm-nghi ngờ, ³10 mm: dương tính

  • Phương pháp MGIT (Mycobacteria Growth Indicator Tubes):
  • Mục đích: phát hiện và phân lập vi khuẩn lao từ những bệnh phẩm lâm sàng trừ máu. Khi được bổ sung chất dinh dưỡng và hỗn hợp kháng sinh để giảm nhiễm những vi khuẩn khác, môi trường nuôi cấy phù hợp cho sự phát triển nhanh  của vi khuẩn
  • Đọc và ghi kết quả: đọc kết quả từ ngày thứ hai sau khi cấy. Kết quả dương tính khi ánh sáng huỳnh quang phát sáng màu vàng da cam hay cũng có thể được phát hiện bởi độ đục không đồng nhất hoặc những hạt nhỏ trong môi trường nuôi cấy. Kết quả âm tính khi ánh sáng huỳnh quang yếu hoặc không có.
  • PCR (Polymerase Chain Reaction): phản ứng tổng hợp chuỗi. 

PCR cho kết quả nhanh, nhạy, có thể phát hiện vi khuẩn lao ở mức 3-10 vi khuẩn/1ml bệnh phẩm trong vòng 48 giờ. PCR còn được sử dụng trong chẩn đoán  nhanh vi khuẩn lao kháng thuốc. Nhờ PCR sẽ phát hiện được đột biến DNA của vi khuẩn lao, PCR còn xác định đựợc chủng vi khuẩn gây bệnh.

Các xét nghiệm khác

Công thức máu, máu lắng, đường máu, HIV... phát hiện bệnh toàn thân phối hợp.

Chẩn đoán xác định lao thanh quản

  • Triệu chứng lâm sàng: ho, khàn tiếng, khó thở, nuốt đau.
  • Soi thanh quản: phát hiện hình thái tổn thương thanh quản: sùi, loét, phù nề. Qua đó, có thể lấy dịch tại thanh quản nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, sinh thiết tổn thương thanh quản làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu dương tính thì có giá trị chẩn đoán xác định bệnh và giúp chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau đây:

  • Viêm thanh quản xuất tiết, thông thường hiện tượng sung huyết giảm dần sau thời gian từ 5-7 ngày.
  • Viêm thanh quản mạn tính do viêm xoang sau thấy niêm mạc mép sau dày nhưng không nứt kẽ.
  • Nấm thanh quản: thường có giả mạc trắng trên bề mặt của tổn thương.
  • Papilôm thanh quản: chỉ có tổn thương sùi không loét, hoại tử và không bao giờ nuốt đau.
  • Bạch sản thanh quản: bề mặt dây thanh có mảng trắng, xám, dai, dính.
  • Ung thư thanh quản: nhầm lẫn những dạng tổn thương (thâm nhiễm, u sùi hoặc loét) với đặc tính dễ chảy máu. Xét nghiệm mô bệnh học để phân biệt.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian

Tiên lượng

  • Nếu chỉ lao thanh quản đơn thuần, tiên lượng tương đối tốt, sau điều trị bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.
  • Nếu nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc thì điều trị khó khăn, phải phối hợp thuốc, đặc biệt phải điều trị  bằng  nhóm  quinolon  sẽ  có  nhiều  tác  dụng  không  mong muốn.

Phòng bệnh

  • Nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Cách ly nguồn lây, điều trị tốt những trường hợp lao phổi.

Nên đi khám ở đâu

Dưới đây là danh sách một số đơn vị uy tín tại Hà Nội, bệnh nhân tham khảo khi cần đi khám bệnh về Tai Mũi họng nói chung và lao thanh quản nói riêng.

Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3868 6050 
  • bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh tai mũi họng người lớn và trẻ em...
  • Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia hùng hậu hàng đầu cả nước. Cùng với bề dày truyền thống, trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ con người, đây là cơ sở uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai Mũi họng.

Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

  • Điện thoại: 0989171462 – 024.38693731 (số máy lẻ 6743)
  • Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới  như: mổ nội soi mũi xoang và nền sọ, tạo hình tai - xương chũm phục hồi sức nghe, vi phẫu thuật thanh quản phục hồi giọng nói, phẫu thuật và tạo hình các khối u đầu mặt cổ, ứng dụng Laser trong điều trị các bệnh TMH...

Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 - Trần Hưng Đạo - Hà Nội

  • Website: http://benhvien108.vn
  • Liên hệ:  024.62784109

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Hồng Ngọc được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy nội soi kết nối với màn hình ti vi, kính khám tai, máy đo nhĩ lượng và thính lực, máy nội soi vá nhĩ, máy nạo VA.

Bệnh viện Đa khoa An Việt

Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Bệnh viện An Việt hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp như: PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - Chuyên gia Tai Mũi Họng hàng đầu. 
  • Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tai – Mũi – Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy cắt nạo xoang XPS, Máy đo thính lực, Máy gây mê PM1, Kính hiển vi….
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/