Loét dạ dày tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 25/12/2023

Loét dạ dày tá tràng là có vết loét phát triển trên lớp lót bên trong của dạ dày, ruột non phía trên hoặc thực quản. Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc một số loại thuốc - gây ra hầu hết loét dạ dày tá tràng.

Nội soi giúp đánh giá tình trạng viêm loét
Nội soi giúp đánh giá tình trạng viêm loét

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Bệnh lý này rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. 

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng vì số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh mạn tính, dễ tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây một số biến chứng.  

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

  • Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra hầu hết loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây viêm loét dạ dày tá tràng:
    • Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
    • Sử dụng nhiều loại thuốc kháng viêm, giảm đau NSAID, AINS, Aspirin
    • Do stress căng thẳng, lo lắng quá mức.

Phân loại

Tùy thuộc vào vị trí, loét dạ dày tá tràng có tên gọi khác nhau:

  • Loét dạ dày, đây là loét xảy ra trong dạ dày
  • Loét tá tràng, đây là loại loét phát triển trong phần đầu của ruột non (tá tràng)
  • Loét thực quản. Loét thực quản thường được ở phần dưới của thực quản. Nó thường liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản mãn tính (GERD).

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng ở vùng thượng vị 
  • Đau từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội
  • Đau lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 - 3 giờ, đau trội về đêm, ăn vào thì đỡ đau (loét hành tá tràng)
  • Đau sau ăn vài chục phút đến vài giờ (đau dạ dày) 
  • Đau nóng rát
  • Đầy bụng
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Ợ chua...

Các biến chứng

Nếu không điều trị, loét dạ dày tá tràng có thể gây ra:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên là biến chứng hay gặp nhất
  • Thủng hoặc rò ổ loét gây viêm phúc mạc
  • Ung thư hóa hay gặp ở các ổ loét bờ cong nhỏ, môn vị hoặc tiền môn vị
  • Hẹp môn vị thường gặp ở ổ loét hành tá tràng
  • Nhiễm trùng
  • Mô sẹo

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
  • Nội soi dạ dày tá tràng
  • X quang dạ dày và ruột non kiểm tra các dấu hiệu của loét dạ dày 

Trong đó, nội soi dạ dày tá tràng được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán xác định loét, đánh giá mức độ loét bằng cách đưa một ống mềm có gắn Camera vào trong dạ dày tá tràng.

Nội soi dạ dày còn cung cấp thông tin vị trí, số lượng, kích thước, tính chất ổ loét như cấp hay mạn tính, nông sâu, bờ đều hoặc không đều, đáy sạch hay có chất hoại tử và tổn thương kèm theo như viêm, trợt.

Qui trình nội soi dạ dày

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định nội soi
  • Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X.Quang tim phổi, siêu âm bụng  và điện tâm đồ (nếu cần)
  • Bước 3: Tiến hành nội soi
  • Bước 4: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị

Lưu ý khi nội soi

  • Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước khi nội soi
  • Bệnh nhân cho bác sĩ biết đã dùng những loại thuốc gì, các bệnh đã mắc và có dị ứng thuốc hay không
  • Sau khi nội soi: không khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày giúp đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày một cách chính xác 

Một số địa chỉ nội soi dạ dày uy tín tại Hà Nội như

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo sơn
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng ngọc
  • Trung tâm Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Phòng khám Đa khoa Hoàng Long
  • Bệnh viện Quốc tế Vinmec...
 
 
Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Đào Văn Long - Bệnh học Nội khoa (Tập 2) - Nhà Xuất bản Y học 2015.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/