Lưu ý 5 nguyên nhân gây hôi miệng ít được chú ý

Người kiểm duyệt: - Cố vấn y khoa: - Xuất bản: 05/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 17/04/2025
Nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng?
Nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng?
Nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng? Có thể chủ động ngăn ngừa hôi miệng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Key: Nguyên nhân hôi miệng

Hôi miệng luôn là rào cản khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Hơi thở có mùi không chỉ xuất phát từ vấn đề răng miệng mà còn từ nhiều nguyên nhân khác. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về 5 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.

Xác định nguyên nhân hôi miệng như thế nào?

Để kiểm tra xem mình có đang bị hôi miệng hay không, bạn đọc có thể thử các cách sau:

  • Tự kiểm tra: úp lòng bàn tay lại sau đó thở ra bằng miệng rồi hửi mùi trong lòng bàn tay xem có mùi khó chịu hay không.

  • Sử dụng thiết bị y tế: Việc tự kiểm tra dựa vào khứu giác khác nhau của mỗi người và có thể không hoàn toàn chính xác. Bạn có thể đến cơ sở y tế có lắp đặt thiết bị đo halimeter để kiểm tra hơi thở có mùi hôi hay không.

Ngoài việc hơi thở có mùi khó chịu, người bệnh có thể theo dõi một số dấu hiệu đi kèm như:

  • Có lớp phủ màu trắng trên lưỡi: vi khuẩn sẽ phát triển ở bề mặt lưỡi, đặc biệt là ở mặt sau lưỡi, vị trí không hay được chú ý vệ sinh.
  • Khô miệng: các vi khuẩn phát triển có thể gây nên giảm tiết nước bọt.
  • Miệng có vị chua: các protein do vi khuẩn tiết ra gây ảnh hưởng đến vị giác. Điều này là miệng có vị chua.
  • Hôi miệng hơn vào buổi sáng: do ban đêm các vi khuẩn sinh sôi và nảy nở.

Khi xác định mình đang gặp phải tình trạng hôi miệng, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ra và cách chữa hôi miệng hiệu quả.

5 nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Tình trạng hôi miệng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Để có thể điều trị triệt để vấn đề này, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân và xác định tình trạng mình đang gặp phải, từ đó sẽ có các phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả.

Dưới đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề hôi miệng nghiêm trọng, bạn đọc cùng tìm hiểu, tham khảo nhé.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng. Nếu không chải răng đều đặn, không sử dụng chỉ nha khoa và không súc miệng thường xuyên, thức ăn dư thừa, vi khuẩn và tế bào chết trong miệng có thể tích tụ và gây mùi hôi khó chịu.

Khi không loại bỏ được thức ăn dư thừa và vi khuẩn trong miệng, chúng sẽ bắt đầu phân hủy thức ăn, tạo ra các hợp chất sulfur, gây ra mùi khó chịu. Điều này làm cho hơi thở của bạn trở nên nặng mùi, lâu dần sẽ hình thành bệnh hôi miệng.

Bệnh lý nha chu

Sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, áp xe răng... là những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh hôi miệng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

  • Một số bệnh về nướu có thể tạo ra mùi hôi khó chịu trong miệng do vi khuẩn sinh ra từ các mảng bám dưới chân răng, nướu.
  • Đối với bệnh nhân hôi miệng do sâu răng, men răng bị phá hủy và hình thành các lỗ sâu, nơi vi khuẩn trú ẩn. Từ đó có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, khi bạn ăn uống, thức ăn có xu hướng mắc kẹt trong răng, tạo môi trường dễ hình thành sâu răng

Răng không được làm sạch vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng, vừa tạo mùi hôi khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.

Khô miệng

Tình trạng hôi miệng cũng có thể xuất phát từ vấn đề khô miệng. Mùi hôi ở miệng do khô miệng bắt nguồn từ tình trạng giảm tiết nước bọt.

Không như lầm tưởng của nhiều người, nước bọt có vai trò khá quan trọng khi giúp rửa trôi thức ăn thừa, làm sạch khoang miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng.

Hơi thở hôi có thể là biểu hiện của chứng khô miệng do không đủ lượng nước bọt cần thiết. Khi ấy, thức ăn có điều kiện tiếp xúc với axit, tạo ra hợp chất sulfur, nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Với những người bệnh gặp tình trạng giảm tiết nước bọt, hơi thở có mùi thường gặp nhất là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Đây là khi miệng bị khô tạm thời và có mùi khó chịu.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Tình trạng hôi miệng có thể gặp nhiều nhất ở những người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thực phẩm nặng mùi thường xuyên ...

Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa khiến tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng. Ngoài ra, hút thuốc thường xuyên còn khiến cho bệnh nướu tiến triển nặng hơn - nguyên nhân gây ra mùi hôi ở miệng.

Ngoài ra, khi bạn có sở thích hoặc thường xuyên ăn những thực phẩm có mùi khó chịu như bia rượu, hành, tỏi, wasabi, cà ri, ớt.. sẽ khiến hơi thở có mùi và phải vài giờ sau khi ăn mới có thể hết được.

Các bệnh lý khác

Ngoài các vấn đề răng miệng, các bệnh lý cơ thể khác cũng tác động phần nào đến mùi hơi thở, có thể kể đến như bệnh hô hấp, viêm xoang, dạ dày, tiểu đường, gan, thận, ...

Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là hôi miệng do trào ngược dạ dày. Hôi miệng có thể coi là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra. Mặt khác, niêm mạc miệng không có lớp bảo vệ giống như dạ dày sẽ bị axit bào mòn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh mùi tấn công gây bệnh.

Phòng tránh hôi miệng như thế nào?

Với nguyên nhân đầu tiên là vệ sinh răng miệng không đúng cách đã cho thấy tầm quan trọng của việc răng miệng được vệ sinh sạch sẽ sẽ phòng ngừa được tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn nên:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng 2 lần/ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng để giảm sự tích tụ mảng bám.
  • Cần khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra và chẩn đoán khi răng gặp vấn đề.
  • Cạo lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh khô miệng khi ngủ dậy.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về hôi miệng mà không vệ sinh răng miệng thường xuyên không thể làm dứt điểm, bạn nên tham khảo ý kiến ​​nha sĩ hoặc chuyên gia để xác định nguyên nhân hôi miệng và nhận được hướng dẫn điều trị thích hợp.