Chạy thận nhân tạo (CTNT) là một phương pháp điều trị thay thế chức năng thận cho những người bị suy thận mạn tính. Mặc dù có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ cho bệnh nhân, nhưng phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo thường sinh ra những tác dụng phụ khiến người bệnh gặp phải một số biến chứng phổ biến như:
Hạ huyết áp là tác dụng phụ thường gặp của chạy thận nhân tạo. Có khoảng 20 - 30% tổng số lần chạy thận nhân tạo xuất hiện triệu chứng này. Huyết áp thấp (dưới 90/60mmHg) có thể đi kèm với các triệu chứng như khó thở, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
Triệu chứng này thường đi kèm với hạ huyết áp do giảm thể tích máu tuần hoàn trong cơ thể. Lượng máu giảm kéo theo nồng độ Mg ++, Ca++, K+
trong máu xuống mức thấp hơn trước khi lọc dẫn đến tình trạng chuột rút.
Trong quá trình chạy thận người bệnh có thể bị sốt. Tình trạng này diễn ra do nhiễm trùng, đặc biệt khi để catheter lâu ngày không được vệ sinh thường xuyên hoặc bệnh nhân dị ứng với hóa chất tiệt trùng màng lọc máu.
Việc bổ sung nước quá nhiều so với lượng nước và các chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể trong quá trình chạy thận nhân tạo gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Điều này gia tăng tình trạng tích nước ở các cơ quan, đặc biệt là phổi. Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng bị suy tim.
Bệnh nhân chạy thận có thể xuất hiện tình trạng ngứa trên da do bệnh nhân mắc viêm gan do thuốc, virus, dị ứng với màng lọc, dây máu hoặc do lắng đọng trên da các tinh thể: Mg++, Ca++, Photpho... Tình trạng ngứa thường nặng hơn trong hoặc ngay sau khi thực hiện chạy thận nhân tạo.
Cục máu đông có thể xuất hiện trong quá trình chạy thận ở các vị trí kim tiêm fistule hoặc khi có vấn đề ở màng catheter tĩnh mạch trung tâm. Người bệnh có thể thấy cục máu đông hoặc máu đen vón cục trong bầu nhỏ giọt hoặc quả lọc.
Chạy thận nhân tạo có sự lắng động Mg++, Ca++ hoặc Photpho trong cơ thể, điều này có thể gây ra tình trạng viêm khớp tinh thể. Các protein trong máu lắng đọng trên khớp và gân, gây đau, cứng và chảy dịch ở khớp. Tình trạng tương đối phổ biến ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo lâu năm.
Khi gặp phải các biến chứng chạy thận nhân tạo, người bệnh và người thân cần chú ý một số điều sau:
Trên đây là một số biến chứng phổ biến khi chạy thận nhân tạo và một số cách xử trí tương ứng. Chạy thận nhân tạo là quá trình phức tạp, đòi hỏi sự theo dõi và hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ. Vì vậy, người bệnh cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình chạy thận nhân tạo.