Cúm ở trẻ có thể kéo dài đến 2 tuần, ngay cả sau khi các triệu chứng ban đầu giảm bớt, trẻ vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi. Dưới đây là một số lưu ý mà phụ huynh nên thực hiện khi chăm sóc cho trẻ em mắc cúm tại nhà.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để trẻ cảm thấy thoải mái. Trẻ có thể sốt thành cơn, vì vậy cần theo dõi nhiệt độ liên tục và có các biện pháp hạ sốt phù hợp để trẻ dễ chịu hơn.
Nếu trẻ bị ngạt mũi, có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dùng thêm máy tạo độ ẩm giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Với trẻ lớn đã biết súc miệng, phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng họng bằng nước muối ấm để giảm đau họng.
Một số loại thuốc an toàn có thể sử dụng cho trẻ khi mắc cúm:
Ngoài ra, bất kỳ loại thuốc nào khác phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng, kể cả thuốc kháng virus hay thuốc trị ho.
Trẻ có thể chán ăn hoặc không ăn nhiều, nhưng quan trọng là phải cho trẻ uống nhiều nước. Một số biểu hiện mất nước ở trẻ như:
Có thể cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây, nước cháo loãng. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, hãy tiếp tục thử cho bé ăn bình thường. Nếu trẻ đừ, không thể uống nước hoặc ói, tiêu lỏng nhiều lần, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Trẻ bị cúm hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, nhưng phụ huynh cần lưu ý về thời điểm cần đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu dưới đây, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám:
Ngoài các triệu chứng trên, nếu trẻ sơ sinh bị cúm và gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa trẻ đi cấp cứu:
Thông thường sau khoảng 3-4 ngày triệu chứng cúm ở trẻ bắt đầu giảm và khỏi dần. Nếu sau thời gian này trẻ không đỡ, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám.