Trẻ như thế nào là chậm nói là băn khoăn chung nhiều phụ huynh. Liệu cha mẹ có đang lo lắng quá hay con đã có những dấu hiệu của trẻ chậm nói. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số dấu hiệu trẻ chậm nói để cha mẹ có thể quan sát, đánh giá ban đầu tình trạng ở trẻ để thăm khám, can thiệp điều trị kịp thời.
Mỗi em bé đều khác nhau và có tốc độ phát triển riêng. Các cột mốc vì thế cũng mang tính chất tương đối, không phải trẻ nào cũng phát triển chính xác đúng theo tiêu chuẩn chung. Mặc dù vậy, mỗi trẻ có thể sẽ đạt được các kỹ năng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong một phạm vi nhất định.
Trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (cụm 2 từ). Nhiều cha mẹ thường nhận ra và đưa trẻ đi khám phát hiện chậm nói muộn, để lỡ giai đoạn vàng can thiệp ngôn ngữ cho trẻ (giai đoạn từ 2 - 3 tuổi trở xuống).
Chậm nói ở trẻ có nhiều biểu hiện đa dạng, cha mẹ nên để ý dấu hiệu ở từng mốc tháng tuổi khác nhau.
Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi trở xuống là giai đoạn vàng để can thiệp hiệu quả nếu trẻ bị chậm nói. Do vậy, cha mẹ cần quan sát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các mốc, tránh đến thời điểm 2 - 3 tuổi mới để ý và cho trẻ thăm khám sẽ khó khăn cho việc can thiệp về sau.
Chậm nói là dấu hiệu rất phổ biến ở trẻ tự kỷ nhưng không có nghĩa là trẻ chậm nói là mắc chứng tự kỷ. Với trẻ chậm nói, ngôn ngữ của trẻ phát triển nhưng tốc độ chậm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi khác. Trẻ chậm nói vẫn có khả năng nghe hiểu, tương tác với người khác vẫn bình thường.
Còn với trẻ mắc chứng tự kỷ thường không tương tác với người đối diện (khó khăn về tương tác, giao tiếp xã hội), chẳng hạn như người khác gọi nhưng không phản ứng, không quay lại, không giao tiếp bằng mắt,...
Việc nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói và can thiệp kịp thời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp một cách bình thường. Chậm nói có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ, do đó cần có sự quan tâm và can thiệp kịp thời từ gia đình và bác sĩ chuyên môn.