Lưu ý quan trọng sau phẫu thuật cắt trĩ - Cách hạn chế tái trĩ
Sau phẫu thuật cắt trĩ cần lưu ý gì, chế độ chăm sóc, tập luyện như thế nào để tránh tái trĩ,... sẽ được BookingCare tổng hợp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ cần được điều trị và phẫu thuật tại các địa chỉ bệnh viện uy tín để được thực hiện bằng các phương pháp hiện đại với các thiết bị đảm bảo vô trùng để hạn chế biến chứng, nhiễm trùng sau mổ.
Sau khi phẫu thuật cắt trĩ thì bao lâu sẽ lành, cần lưu ý những điều gì để hạn chế tái trĩ, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của BookingCare.
Cắt trĩ bao lâu thì lành?
Thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào:
- Phương pháp phẫu thuật: Với phương pháp liệu pháp như thắt trĩ bằng phòng cao su sẽ ít đau hơn so với việc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
- Tình trạng trĩ: Nếu búi trĩ càng lớn, sau phẫu thuật sẽ đau nhiều hơn.
- Tình trạng phân sau phẫu thuật: Nếu xảy ra táo bón sau phẫu thuật, người bệnh sẽ đau đớn nhiều hơn và lâu hồi phục hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể giảm đau sau khi phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hay tắm/ngâm nước ấm. Lưu ý rằng bất kì cách nào cũng cần có sự tư vấn từ bác sĩ để phù hợp với tình trạng của từng người.
Hầu hết bệnh nhân cho biết cảm thấy tốt hơn vào cuối tuần đầu tiên sau khi cắt trĩ. Nếu người bệnh có thể đi tiêu mềm hoặc hơi lỏng thì trong khoảng thời gian này thì tình trạng đã gần hồi phục. Nhưng nếu người bệnh đi tiêu cứng hoặc phải rặn thì vẫn sẽ đau nhiều.
Vì vậy, hãy cố gắng tránh táo bón nhất có thể trong thời gian hồi phục. Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau được kê đơn có thể làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Nếu trước đó người bệnh thường xuyên dùng thuốc để trị táo bón thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để có các cách khác hạn chế táo bón trong thời gian hồi phục sau cắt trĩ.
Hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động không gắng sức một tuần sau khi điều trị và có thể tiếp tục mọi hoạt động bình thường trong vòng hai đến ba tuần.
Lưu ý quan trọng sau phẫu thuật cắt trĩ
Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Sau cắt trĩ, người bệnh cần được chăm sóc vết thương cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ dung dịch sát khuẩn nào mà không được kê hay hướng dẫn bởi bác sĩ.
Một số triệu chứng bình thường có thể gặp sau khi cắt trĩ:
- Đau tại vết mổ
- Ra máu trong vòng 7-10 ngày sau mổ, nhưng với lượng nhỏ và sẽ hết dần
- Ngứa khu vực vết mổ do việc lên da non hoặc liền sẹo. Trường hợp này, bạn đọc có thể tắm nước ấm hoặc dùng các loại kem bôi trĩ để giảm tình trạng ngứa.
- Són phân sau mổ: Thường xảy ra trong thời gian ngắn hạn và có thể tự khỏi khi hồi phục
Ngoài những triệu chứng bên trên, nếu bệnh nhân đại tiện ra máu, đau rát nhiều, hậu môn sưng nề, đi phân lỏng nhiều ngày, sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng… cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí thích hợp.
Vệ sinh
Tập thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định, sau khi đi ngoài cần chú ý lau rửa nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh có thể gây đau đớn và chảy máu. Nên vệ sinh bằng bằng nước ấm với dung dịch sát khuẩn được bác sĩ kê đơn.
Luôn chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vết thương luôn khô thoáng. Không nên sử dụng giấy vệ sinh, có thể lưu lại vụn giấy gây nhiễm trùng, bệnh nhân nên thay thế bằng khăn mềm dành cho trẻ em.
Vận động
Thông thường bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng vài tuần, nhưng mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng có thể có thời gian hồi phục ngắn hay dài hơn.
Bạn có thể cảm thấy đau trong các hoạt động nhất định, như:
- Uốn người
- Ngồi xổm
- Nâng, nhấc vật nặng
- Chuyển từ vị trí đứng sang vị trí ngồi
Cố gắng giảm thiểu các hoạt động gây đau đớn càng nhiều càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong vài ngày đầu tiên sau khi làm phẫu thuật.
Dinh dưỡng
Bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ làm mềm phân của bạn.
Điều quan trọng hơn nữa đó là uống nhiều nước trong thời gian hồi phục. Theo khuyến nghị bệnh nhân cần uống ít nhất 8 cốc nước trắng (nước lọc)/ngày tương đương 2l/ngày. Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ và nếu có thể hãy uống nhiều hơn mức này để làm mềm phân.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý không sử dụng các món ăn cay nóng, thực phẩm tái sống, chưa được chế biến kỹ có thể gây kích thích cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và hồi phục vết thương.
Nếu tình trạng phân có bất kì thay đổi gì, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật/
Tái khám
Bệnh nhân sau phẫu thuật cần tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình trạng vết mổ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí kịp thời.
Sau khi phẫu thuật cắt trĩ cần chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, chăm sóc vết mổ và tái khám đúng hẹn.
Cách hạn chế tái trĩ
Rất nhiều bệnh nhân tái trĩ sau phẫu thuật cắt trĩ, để hạn chế điều này bạn đọc nên thực hiện theo các khuyến cáo dưới đây:
- Tiếp tục ăn thực phẩm giàu chất xơ ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh. Uống nhiều nước và tránh rặn khi đi vệ sinh. Tránh thức ăn gây táo bón như đồ ăn cay nóng, thức ăn quá rắn, đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn....
- Uống ít nhất 2l nước trắng/ngày
- Tập thể dục có thể làm giảm táo bón. Ngay cả khi đi bộ đơn giản 15 phút cũng có thể hữu ích. Điều này là do tập thể dục giúp kích thích ruột. Các chuyển động vặn người giống như trong yoga và chạm ngón chân là những bài tập tốt để giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Không phải tất cả trường hợp bệnh trĩ đều có thể được ngăn ngừa. Tuy nhiên, làm theo các khuyến nghị này có thể làm giảm đáng kể khả năng bệnh trĩ tái phát.
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tái trĩ.
Trên đây là những lưu ý cho bệnh nhân sau khi cắt trĩ để chăm sóc, phục hồi vùng hậu môn và các hướng dẫn để hạn chế việc tái trĩ. Mong rằng bệnh nhân sẽ hạn chế tối đa được nguy cơ bệnh này.
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi