Mắc nhân tuyến giáp nên và không nên ăn gì

Tác giả: - Xuất bản: 29/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 01/03/2024
Thực phẩm nên và không nên ăn
Mắc bướu nhân tuyến giáp nên và không nên ăn những thực phẩm gì - Ảnh: BookingCare
Để tăng hiệu quả của quá trình điều trị, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là rất quan trọng. Vậy nên khi mắc bướu nhân tuyến giáp người bệnh nên và không nên ăn gì?

Việc tiêu thụ các thực phẩm có lợi cho quá trình chữa bệnh, đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm có thể kích thích sự phát triển mạnh mẽ của nhân giáp.

Trong quá trình điều trị bướu nhân tuyến giáp nên ăn thực phẩm nào?

Người mắc nhân tuyến giáp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm tốt mà họ nên bao gồm trong chế độ ăn hàng ngày:

Rau xanh lá đậm

  • Rau xanh lá là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, magie, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. 
  • Cụ thể, tuyến giáp đặc biệt cần những chất này để duy trì sức khỏe và hoạt động bình thường. 
  • Một số loại rau xanh lá khuyến khích cho bệnh nhân nhân tuyến giáp bao gồm rau bina, rau diếp, mồng tơi, rau dền,...

Thực phẩm chứa nhiều iod

  • Iod đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormon của tuyến giáp, giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Đồng thời, việc cung cấp đủ Iod cũng giúp hạn chế sự hình thành khối u và nhân trong tuyến giáp. 
  • Do đó, bệnh nhân mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung thực phẩm giàu Iod vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm muối ăn bổ sung Iod, tảo biển, tôm, rong biển, sò biển, và một số nguồn thực phẩm khác. 
  • Tuy nhiên, đối với những người đang điều trị nhân tuyến giáp bằng phương pháp phóng xạ I-131, việc bổ sung Iod cần được thực hiện theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Kết hợp hải sản vào chế độ ăn 

  • Các thực phẩm biển như tôm, cua, cá, ốc, ngao chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, Iod, Omega-3, selen, vitamin A, và vitamin B, đều có lợi cho hoạt động của tuyến giáp. 
  • Các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu cung cấp dầu cá, giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp. Việc ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần có thể hỗ trợ quá trình điều trị cho người mắc bệnh tuyến giáp.

Thực phẩm giàu sắt

  • Đối với những người mắc nhân tuyến giáp, việc bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gà, cá hồi, đậu nành, hạt bí ngô có thể hỗ trợ giảm triệu chứng mệt mỏi.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

  • Các loại hạt hạt bí ngô, hạt hạt bí ngô, quả hạt lanh, hạt hạt bí ngô cung cấp vitamin E và B, giúp hỗ trợ quá trình chữa trị và duy trì sức khỏe của tuyến giáp.

Nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

Khi mắc bướu nhân tuyến giáp, việc kiêng cữ một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm nên kiêng khi mắc bướu nhân tuyến giáp:

Đậu nành

  • Đậu nành, mặc dù được coi là một nguồn thực phẩm lành mạnh và tốt cho tim mạch, nhưng lại là thực phẩm nên tránh khi chữa nhân tuyến giáp. Trong đậu nành, có chứa một lượng lớn isoflavone, một hợp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo hormone của tuyến giáp. 
  • Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, và các sản phẩm khác chế biến từ đậu nành. 
  • Thay thế vào đó người bệnh có thể sử dụng các loại dầu thực vật khác như hạt hướng dương hay ăn những loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá trích,...

Thực phẩm chứa gluten

  • Nếu bướu nhân tuyến giáp đi kèm với tiểu đường tự miễn, việc kiêng cữ thực phẩm chứa gluten như lúa mì, yến mạch, và lúa mạch có thể giúp giảm triệu chứng. 
  • Do gluten tăng nguy cơ cường giáp hoặc suy giáp ở người bệnh mắc bướu nhân tuyến giáp

Hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ và đường tinh luyện

  • Vì sao phải hạn chế chất xơ? Rất nhiều người sẽ đưa ra câu hỏi vì sao phải hạn chế tiêu thụ chất xơ vì đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp người bệnh duy trì hoạt động tốt của hệ tiêu hoá. Nhưng chất xơ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ một số thuốc điều trị nhân tuyến giáp. Mặc dù vậy người bệnh vẫn cung cấp một lượng chất xơ hợp lý theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ của hệ tiêu hoá của mình.
  • Ngoài chất xơ việc hạn chế đường tinh luyện cũng ảnh hưởng tới chất lượng kết quả điều trị bướu nhân tuyến giáp. Việc tiêu thụ nhiều đường tinh luyện sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới tăng cân nhanh và ảnh hưởng đến các bệnh tuyến giáp. 

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nội tạng động vật

  • Với sự tiện lợi khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh nên việc được ưu tiên sử dụng là phổ biến. Tuy nhiên đối với người mắc bướu nhân tuyến giáp khi sử dụng những thực phẩm trên có hàm lượng chất béo no cao sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hormone tuyến giáp - hormon thyroxin
  • Bên cạnh đó trong nội tạng động vật cũng chứa nhiều acid béo lipoic, cũng gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thuốc điều trị của người bệnh mắc bướu nhân tuyến giáp từ đó làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng nguy có mắc các biến chứng.

Không sử dụng các chất kích thích và rượu bia 

  • Các loại chất kích thích như cafein (có trong trà, cà phê,..), bia, rượu,... sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, kích thích hệ tiêu hoá từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc và ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bệnh cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong quá trình điều trị bướu nhân tuyến giáp ngoài việc theo dõi theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc quan tâm đến chế độ ăn sao cho đúng cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Việc theo dõi và tuân thủ đúng chế độ ăn uống đúng cách có thể đóng góp tích cực vào quá trình điều trị và duy trì sức khỏe của bệnh nhân.