Mách người bệnh tiểu đường 4 cách hạ đường huyết sau ăn tự nhiên và an toàn
Mách người bệnh tiểu đường 4 cách hạ đường huyết sau ăn tự nhiên và an toàn
Mách bạn 4 cách hạ đường huyết sau ăn - Ảnh: BookingCare
Mách bạn 4 cách hạ đường huyết sau ăn - Ảnh: BookingCare

Mách người bệnh tiểu đường 4 cách hạ đường huyết sau ăn tự nhiên và an toàn

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 16/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 10/10/2023
Để hạ đường huyết sau ăn một cách tự nhiên, an toàn hãy tham khảo 4 cách sau đây từ BookingCare.

Chỉ số đường huyết sau ăn là một trong những tiêu chí đánh giá việc điều hòa đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên, đây cũng là chỉ số khó kiểm soát nhất. Cùng BookingCare tham khảo 4 cách hạ đường huyết sau ăn tự nhiên và an toàn trong bài viết dưới đây.

Tham gia cộng đồng "Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường" để nâng cao kiến thức về bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

Chỉ số đường huyết sau ăn ở người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết sau bữa ăn (Postprandial Blood Glucose), là một chỉ số quan trọng đo lường mức đường trong máu sau khi bạn đã ăn một bữa. Chỉ số này thường tăng sau khi bạn ăn vì vì trong thức ăn có chứa carbohydrate khi hấp thu vào cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa xử lý, chuyển hóa và hấp thu glucose vào trong máu làm tăng Glucose máu sau ăn

Khi bạn ăn, đường .trong thức ăn sẽ được phân giải thành glucose trong tiêu hóa và sau đó hấp thu vào máu. Để đảm bảo cân bằng đường trong máu, cơ thể cần insulin để giúp glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, trong trường hợp người bị tiểu đường hoặc người bị kháng insulin, chỉ số đường huyết sau ăn có thể tăng cao hơn mức bình thường. 

Giá trị chỉ số đường huyết sau ăn ở người bình thường sau 2h là <140 mg/dl ( <7.8 mmol/l). Đối với người bệnh tiểu đường thì chỉ số này nên được duy trì ở mức <180 mg/dl (hoặc <10 mmol/l).

4 cách hạ đường huyết sau ăn tự nhiên và an toàn

Dưới đây là 4 cách tự nhiên và an toàn để hạ đường huyết sau bữa ăn:

Infographic 4 cách hạ đường huyết sau ăn
Infographic 4 cách hạ đường huyết sau ăn - Ảnh: BookingCare

Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn

Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm đường huyết. Đi bộ trong khoảng 10-15 phút là có thể giúp cơ thể tiêu thụ glucose một cách hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có đang mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Uống nhiều nước

Duy trì cơ thể được cân bằng nước giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Uống nhiều nước cũng có thể giúp bạn cảm thấy no hơn, khiến bạn giảm bớt cảm giác thèm ăn và ăn một lượng thức ăn vừa đủ, không dư.

Khi ăn, ưu tiên ăn rau trước rồi ăn cơm hay tinh bột và thức ăn sau làm cho việc hấp thu của tinh bột chậm lại cũng giúp làm giảm chỉ số đường huyết sau ăn và đồng thời cũng tạo cảm giác no cho dạ dày tránh việc nạp đồ ăn quá thừa khiến làm tăng đường huyết sau ăn.

Không nên ăn hoa quả tráng miệng khi vừa ăn xong

Hoa quả có chứa nhiều đường đơn tự nhiên Fructose và khi ăn ngay sau bữa ăn, chúng có thể làm chỉ số đường huyết sau ăn của bạn đã tăng lại càng tăng cao hơn.

Thay vì ăn hoa quả tráng miệng ngay sau bữa ăn, bạn có thể lựa chọn ăn chúng vào các bữa phụ và nên lưu ý lựa chọn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như: ổi, cam, nho, táo, kiwi, mận, lê nhằm tránh đường huyết tăng vọt không kiểm soát được.

Sử dụng các loại thảo mộc và trà

Một số loại thảo mộc và trà như hạt lanh, quả mâm xôi, gừng và trà lá sen có thể giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Chúng có khả năng ổn định mức đường huyết và có thể được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên lưu ý rằng việc hạ đường huyết sau ăn cần được thực hiện một cách cân nhắc và không nên thay thế các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc thực hiện các biện pháp để hạ đường huyết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết