Mất ngủ kéo dài và cách điều trị
Giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng
Giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng - Ảnh: pixabay

Mất ngủ kéo dài và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 09/04/2021 - Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp. Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ; và khi ngủ dậy, người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần. Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ chia sẻ thêm trong nội dung dưới đây.

Khái niệm về giấc ngủ

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại. Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp.

Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ; và khi ngủ dậy, người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần. Giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể phân loại với từng nguyên nhân cụ thể như sau:

50% là nguyên nhân tâm lý, tinh thần

  • Căng thẳng
  • Lo lắng
  • Trầm cảm

30% do nếp sống, môi trường

  • Thay đổi môi trường hoặc lịch trình làm việc
  • Thói quen ngủ không giờ giấc
  • Ăn quá nhiều muộn vào buổi tối
  • Phòng ngủ, giường ngủ, đèn ngủ không phù hợp
  • Áp lực công việc
  • Chơi game, xem nhiều phim ảnh, làm việc nhiều trên máy tính, sử dụng điện thoại quá mức.
  • Ô nhiễm môi trường, ăn uống

10% do chất kích thích hoặc sử dụng thuốc

  • Sử dụng chất kích thích như Caffeine, thuốc lá, rượu hay các loại ma túy
  • Thuốc chữa bệnh trầm cảm, tâm thần, cao huyết áp, dị ứng, các loại corticoid
  • Thuốc giảm đau, chống nghẹt mũi, giảm béo phì

10% bệnh của cơ thể

  • Dị ứng, sụt sịt, ho hen
  • Sưng đau khớp
  • Các chấn thương vùng đầu
  • Bệnh Parkinson, Alzheimer
  • Hội chứng chân không yên
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Gốc tự do tấn công hệ thần kinh
  • Mất ngủ không thực tổn

Ai dễ bị mất ngủ

  • Phụ nữ thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh
  • Người già trên 60, mất ngủ tăng theo tuổi.
  • Người có vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt
  • Các sự kiện căng thẳng có thể gây ra mất ngủ tạm thời hoặc lâu dài
  • Làm việc vào ban đêm hay thường xuyên thay đổi ca làm tăng nguy cơ mất ngủ.
  • Thay đổi chỗ ở, đi du lịch, thay đổi múi giờ có thể gây ra chứng mất ngủ.

Cách điều trị mất ngủ kéo dài

Sau đây là một số phương pháp điều trị chứng mất ngủ được các chuyên gia khuyên dùng. Ví dụ như là: hành vi liệu pháp, điều trị bằng tây y, thiền, yoga và vật lý trị liệu.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc phương pháp điều trị bằng đông y, thông qua clip sau đây do đài VTC thực hiện. Xin mời quí vị cùng xem.

Điều trị mất ngủ kéo dài bằng thuốc đông y

Dùng đông y hiệu quả với bệnh nhân bị mất ngủ lâu ngày, kéo dài. Ví dụ trà hoa cúc có tác dụng an thần rất tốt và có thể sử dụng để chữa mất ngủ hiệu quả. Sử dụng mật ong trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho giấc ngủ. Các thực phẩm khác như hạt sen, sữa cũng rất tốt cho giấc ngủ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết