Mẹo hay chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Mẹo hay chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Rửa mũi giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Một số cách giúp bé thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi - Ảnh: BookingCare

Mẹo hay chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/05/2024 | Cập nhật lần cuối: 09/06/2024
Nghẹt mũi là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, việc thở, ăn và ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay mẹo hay chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà trong bài viết dưới đây.

Ngạt mũi là tình trạng tắc nghẽn phần mũi của trẻ, cấu tạo mũi của trẻ sơ sinh nhỏ và niêm mạc nhạy cảm, tắc nghẽn xảy ra khi niêm mạc mũi phù nề, xuất tiết dịch tích tụ trong mũi. Đây là cách cơ thể chống lại những kẻ xâm lược bên ngoài, cho dù chúng là virus hay các chất gây ô nhiễm không khí.

Để giúp bé yêu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà một cách đúng đắn và hiệu quả là vô cùng quan trọng. 

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi biểu hiện như thế nào? 

Nếu bị nghẹt mũi trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường. Trung bình, trẻ sơ sinh có nhịp thở 40 - 60 nhịp mỗi phút, trong khi người lớn thở 12 đến 20 nhịp mỗi phút. Khi trẻ thở trên 60 nhịp một phút là thở nhanh, còn dưới 40 nhịp mỗi phút là thở chậm.

Ngoài tăng nhịp thở trẻ có thể bú ngắt quãng (trẻ đang bú phải dừng lại để thở), thở khò khè (khò khè tăng lên khi bú, vận động), khóc khàn, bỏ bú, quấy khóc (nhất là ban đêm).

Trẻ sơ sinh chưa thể nói được nên biểu hiện hầu hết thông qua việc ăn, ngủ của trẻ. Các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ để nhận ra sự bất thường của trẻ.

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi trẻ bị nghẹt mũi và có vẻ khó thở, ngay cả những bậc cha mẹ có kinh nghiệm nhất cũng có thể lo lắng.

Tham khảo một vài biện pháp dưới đây để giúp bé thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi và có thể thở dễ dàng trở lại:

  • Rửa mũi và vệ sinh mũi họng:
    • Rửa mũi là biện pháp giúp lấy bỏ dịch mũi cho trẻ. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng rửa mũi có thể lên tai con mà không thực hiện rửa mũi cho con. Tuy nhiên hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ như bình hút, bóng hút, máy hút, bố mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho con.
    • Có thể lặp lại rửa mũi nhiều lần trong ngày nếu tình trạng mũi của con nhiều dịch.
  • Xông: có thể kết hợp với xông các loại thảo dược thiên nhiên lành tính giúp trẻ tăng thông thoáng mũi họng.
  • Massage mũi: nhẹ nhàng xoa bóp mũi của trẻ để kích thích sự thông thoáng và giúp chất nhầy dễ dàng chảy ra.
  • Tăm nước ấm: tắm hơi nước ấm hoặc ngồi trong phòng tắm đầy hơi nước ấm với trẻ để giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi. Đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm an toàn và không quá nóng cho trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước: đảm bảo trẻ bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức để duy trì độ ẩm trong cơ thể và giúp làm loãng chất nhầy. Bên cạnh sữa mẹ, có thể cho bé sử dụng thêm nước khoáng hoặc nước hoa quả.
  • Đặt máy phun sương mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng có bật điều hòa của bé để tăng thêm độ ẩm cho không khí. Nó giúp làm sạch làm ẩm không khí giúp cải thiện nghẹt mũi của bé. Vệ sinh máy thường xuyên để nấm mốc không phát triển bên trong máy.
  • Đảm bảo môi trường sống: giữ trẻ tránh xa khói thuốc, bụi bẩn, và các chất kích thích khác như lông thú cưng, phấn hoa,… có thể làm tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn. Đảm bảo phòng thông khí, thoáng và tránh khói bụi.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà đòi hỏi sự cẩn trọng và nhẹ nhàng, vì mũi của trẻ rất nhỏ và nhạy cảm. Nếu tình trạng nghẹt mũi của trẻ kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, khó thở, hay không bú được, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết