Mỡ máu cao và bệnh đột quỵ: Mối quan hệ mật thiết
Mối liên hệ giứa mỡ máu cao và đột quỵ - Ảnh: BookingCare
Mối liên hệ giứa mỡ máu cao và đột quỵ - Ảnh: BookingCare

Mỡ máu cao và bệnh đột quỵ: Mối quan hệ mật thiết

Tác giả: - Xuất bản: 28/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Khám phá thêm về mối liên hệ mật thiết giữa hai bệnh lý này và cách phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh bị mỡ máu cao trong bài viết này.

Theo số liệu thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 93% người bệnh bị đột quỵ não mắc mỡ máu cao kèm theo. Mỡ máu càng tăng cao không kiểm soát dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch, gây ra xơ vữa động mạch. Quá trình này tiến triển lâu dài và thầm lặng, lâu dần gây tắc hệ động mạch nuôi não, đây là, nguyên nhân gây ra 200.000 ca đột quỵ mỗi năm tại Việt Nam.

Mỡ máu càng cao, nguy cơ người bệnh mắc đột quỵ càng lớn

Bệnh lý đột quỵ xảy ra khi não của bạn không thể nhận đủ máu để hoạt động bình thường. Có hai loại dạng đột quỵ:

  • Đột quỵ nhồi máu não gây ra do thiếu máu cục bộ, mạch máu bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc các mảng bám ở thành mạch
  • Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, gây chảy máu não

Mỡ máu cao làm gia tăng, tức là mức cholesterol toàn phần trong máu và LDL- C (cholesterol xấu) làm tích tụ và phát triển mảng xơ vữa trong lòng động mạch gây ra tình trạng gọi là xơ vữa động mạch. 

Xơ vữa động mạch lâu ngày gây tắc nghẽn dần lòng mạch gây giảm lượng máu nuôi não, khi mảng xơ vữa trong mạch máu mất ổn định, chúng có thể bong ra gây tắc nghẽn dòng máu đột ngột. Gây nên tình trạng  liệt nủa người, méo mặt, nói ngọng, đại tiểu tiện mất tự chủ….

Xơ vữa động mạch cũng làm tăng độ cứng của thành mạch máu, khi bệnh nhân có tình trạng huyết áp cao không kiểm soát có thể gây vỡ mạch máu đột ngột, khối  máu tụ chèn ép nhu mô não gây yếu liệt nửa người, rối loạn hô hấp, tuần hoàn thậm chí tử vong nhanh chóng.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ ở những người mắc mỡ máu cao

Nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ ở những người bị mỡ máu cao là do sự tăng nồng độ cholesterol trong máu, đặc biệt là các cholesterol xấu (LDL-C). Vì vậy, thực hiện các biện pháp làm giảm nồng độ cholesterol là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất.

Một số biện pháp liên quan đến thay đổi lối sống và sử dụng thuốc mà người bệnh tiểu đường nên thực hiện để giảm nồng độ cholesterol trong máu:

  • Chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng: Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, như đồ chiên rán, thịt đỏ và các loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Tăng cường nạp chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Các loại thực phẩm này bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, đậu và rau như bông cải xanh và cà rốt.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Hãy đặt mục tiêu hoạt động thể chất 150 phút mỗi tuần, tốt nhất nên dành thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày, nếu không thể, hãy cố gắng đừng nghỉ quá 2 ngày mà không tập luyện gì
  • Bỏ hút thuốc lá: Việc bỏ thuốc lá có thể giúp cải thiện mức cholesterol và sức khỏe tổng thể và giảm gánh nặng mảng xơ vữa.
  • Dùng thuốc giảm cholesterol: Một số loại thuốc giúp kiểm soát mỡ máu như statin, thuốc cô lập axit mật hoặc thuốc ức chế hấp thụ cholesterol. Các loại thuốc này đều cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ
  • Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chỉ số mỡ máu định kỳ: Việc thực hiện thăm khám thường xuyên cũng như kiểm tra các chỉ số mỡ máu nhằm giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể, bao gồm cả kiểm soát nguy cơ xảy ra đột quỵ ở người bệnh mỡ máu cao

Việc kiểm soát mỡ máu rất quan trọng, không chỉ giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh lý đột quỵ, tim mạch mà cả các bệnh liên quan đến chuyển hóa khác như tiểu đường, huyết áp cao,... Hãy thay đổi lối sống bằng các chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ cùng với việc can thiệp y tế để giữ được các chỉ số mỡ máu ở mức an toàn, phòng ngừa tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết