Mục đích xét nghiệm công thức máu thông thường được dùng trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát. Dựa vào kết quả máu của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán về tình trạng hoặc những vấn đề sức khỏe tại thời điểm đó.
Xét nghiệm công thức máu toàn phần là phép đo phân tích số lượng tế bào máu và một số đặc điểm máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm này có thể được thực hiện với một số mục đích chính như:
Thông thường, mẫu xét nghiệm công thức máu ít bị ảnh hưởng bởi các bữa ăn trong ngày (trừ trường hợp người được xét nghiệm có bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid) nên có thể được lấy mẫu ở bất kỳ thời điểm nào. Người được xét nghiệm không bắt buộc phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Tùy thuộc vào kỹ thuật xét nghiệm và máy móc phân tích được sử dụng trong phòng thí nghiệm, kết quả xét nghiệm công thức máu có thể có sau vài tiếng sau khi mẫu máu được chuyển đến phòng thí nghiệm.
Tần suất xét nghiệm máu cũng có thể được áp dụng khác nhau. Đối với các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, đang thực hiện điều trị hoặc cần được xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán y tế có thể được xét nghiệm công thức máu với tần suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Mục đích xét nghiệm công thức máu dùng để đo lường các thành phần khác nhau có trong máu. Dựa vào các chỉ số đo lường được, bác sĩ có thể căn cứ vào đó để chẩn đoán tình hình sức khỏe người làm xét nghiệm. Ở mọi độ tuổi đều có thể thực hiện xét nghiệm máu như một phần để chăm sóc sức khỏe thường kỳ, đồng thời phát hiện ra các triệu chứng bệnh để điều trị khi cần thiết.