Trứng cá đỏ là tình trạng bệnh lý với biểu hiện ban đỏ, giãn mạch, sẩn mủ chủ yếu ở vùng mặt. Trứng cá đỏ có nhiều loại như trứng cá đỏ dạng giãn mạch, trứng cá đỏ sẩn, mụn mủ, trứng cá đỏ mũi to, trứng cá đỏ có biểu hiện mắt với biểu hiện đa dạng.
Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi, khác với mụn trứng cá thông thường,
Trứng cá đỏ được giới hạn ở mặt và da đầu và biểu hiện theo 4 giai đoạn:
Ở giai đoạn tiền trứng cá đỏ, bệnh nhân mô tả sự đỏ mặt và nóng bừng mặt, thường đi kèm với cảm giác châm chích khó chịu. Các tác nhân thường gây những đợt bùng phát của bệnh bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng tinh thần, thời tiết lạnh hoặc nóng, rượu, thực phẩm nhiều gia vị, tập thể dục, gió, mỹ phẩm, và tắm nước nóng hoặc đồ uống nóng. Những triệu chứng này vẫn còn tồn tại trong các giai đoạn khác của bệnh.
Ở giai đoạn mạch, bệnh nhân thấy có ban đỏ trên da mặt và phù nề, nhiều giãn mao mạch nhỏ trên da, có thể là do sự bất ổn định vận mạch kéo dài.
Trong giai đoạn viêm thường xảy ra sau đó, biểu hiện có các sẩn, mụn mủ vô khuẩn (dẫn đến việc nhận định trứng cá đỏ là mụn trứng cá người lớn) phát triển.
Các giai đoạn muộn (phát triển ở một số bệnh nhân), được mô tả bởi sự tăng lên mô ở má và mũi (mũi sư tử) do viêm mô, lắng đọng collagen và tăng sản tuyến bã.
Nguyên nhân mụn trứng cá đỏ
Nguyên nhân của trứng cá đỏ vẫn chưa được nghiên cứu rõ nhưng có thể là do
Mụn trứng cá đỏ có thể bùng phát do các yếu tố nguy cơ như:
Mục tiêu của việc điều trị mụn trứng cá đỏ là kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điều trị:
Dùng thuốc:
Ngoài ra có thể dùng laser màu có hiệu quả điều trị trứng cá đỏ (bước sóng 595 nm, 585 nm), điều trị giãn mạch
Trong trường hợp mũi sư tử, uống iso điều trị giai đoạn sớm, phẫu thuật tạo hình giai đoạn muộn, phẫu thuật để giảm độ dày, tạo hình lại hình dáng của mũi và cằm
Nhiều người mắc bệnh trứng cá đỏ nhận thấy rằng có một số yếu tố hoặc nguyên nhân nhất định làm cho bệnh tái phát hoặc các triệu chứng tồi tệ hơn (ví dụ như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, căng thẳng, stress, thời tiết quá nóng hoặc lạnh, thức ăn cay, nóng,...)
Việc ghi chú lại những yếu tố này có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa mụn trứng cá đỏ một cách hiệu quả.
Chăm sóc da bằng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm và dưỡng ẩm thường xuyên. Tránh các sản phẩm tẩy da chết và sản phẩm có chứa cồn, sản phẩm tẩy rửa mạnh.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời với các loại kem chống nắng lớn hơn hoặc bằng 30 SPF.
Hãy cảnh giác với hiện tượng đỏ mắt hoặc bỏng rát. Nhiều người mắc trứng cá đỏ bị kích ứng mắt và nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực của bạn. Nếu bạn bị kích ứng mắt, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn, thăm khám kịp thời.
Như vậy, trên đây là những thông tin cần biết về mụn trứng cá đỏ. Cả mụn trứng cá và trứng cả đỏ đều gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ, tác động tiêu cực về tâm lí trong cuộc sống.
Thay đổi lối sống, chăm sóc da đúng cách, tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ là những cách hiệu quả giúp kiểm soát và giảm bớt triệu chứng của trứng cá đỏ.