Ngôi thai ngược không chỉ gây ra nhiều khó khăn, bất lợi cho chị em trong quá trình sinh đẻ mà còn khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm nếu không được hỗ trợ kịp thời và đúng cách. Cùng tìm hiểu những thông tin, kiến thức cơ bản về ngôi thai ngược trong bài viết dưới đây.
Ngôi thai ngược (ngôi mông) chỉ tình trạng phần đầu của thai nhi hướng về phía trên ngực của mẹ trong khi phần chân, mông của em bé chúc xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Tỷ lệ thai ngôi mông khá thấp, khoảng 1 - 3%.
Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với ngôi thai đầu (ngôi thai thuận). Đây là những ca sinh nở có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Một số trường hợp chị em mang thai bị ngôi thai ngược không xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị ngôi thai ngược đều có thể xuất phát từ một hoặc một vài nguyên nhân sau đây:
Hầu hết các trường hợp ngôi thai ngược khi sinh là do em bé sinh non khi chưa đủ tháng trong bụng mẹ. Nếu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm trước ngày dự sinh vài tuần, thai nhi sẽ không có đủ thời gian để trở về tư thế đầu ở dưới, mông ở trên như bình thường.
Tử cung của người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, vị trí bám rau thấp, khung xương chậu hẹp, tử cung đôi hoặc tử cung hai sừng hay tử cung có vách ngăn thì có nguy cơ cao mang thai bị ngôi thai ngược.
Với những mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai, môi trường tử cung chật chội dẫn đến em bé không có đủ chỗ để xoay đầu về vị trí bình thường trong quá trình chuyển dạ.
Nếu nhau thai chặn ở ngay cổ tử cung thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ bị chiếm mất không gian để quay đầu về vị trí thuận. Phụ nữ mang thai thường sẽ phát hiện ra tình trạng ngôi thai ngược này khi đi siêu âm.
Lượng nước ối phù hợp cung cấp môi trường lý tưởng để thai nhi dễ dàng chuyển động và quay đầu từ vị trí ngược thành thuận. Vậy nên, hiện tượng đa ối hay thiếu ối đều khiến em bé khó di chuyển trong bụng mẹ. Đây là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn dẫn đến hiện tượng ngôi mông khi sinh.
Ngôi thai ngược sẽ có một số loại điển hình thường gặp như sau:
Các dạng ngôi thai ngược thường gặp - Ảnh: Internet
Chị em sẽ không thể tự mình phát hiện ra ngôi thai bị ngược cho tới khi thăm khám, thậm chí là tới lúc sinh mới được phát hiện. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.
Điều quan trọng là chị em cần thăm khám định kỳ để có thể theo dõi chính xác tình trạng thai nhi và đề ra những phương án dự sinh kịp thời và an toàn nhất.
Quyết định cho sinh thường hay sinh mổ đối với ngôi thai ngược tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểu ngôi ngược và kỹ năng thực hành của bác sĩ. Sinh thường hay sinh mổ đối với thai ngôi ngược đều có những rủi ro nhất định, tuy nhiên biến chứng khi sinh thường sẽ cao hơn so với sinh mổ. Chính vì vậy, mỗi trường hợp thai ngôi ngược thường được xem xét kỹ lưỡng để chỉ định từng ca riêng biệt.
Khi gặp tình trạng ngôi thai ngược, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn bình thường khiến chị em đau đớn và mất sức hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp kiệt sức được chỉ định mổ gấp để lấy em bé ra ngoài.
Sa dây rốn là biến chứng có thể gặp trong ngôi ngược. Khi sa dây rốn, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ làm dây rốn co quắp lại. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé sẽ bị ngưng trệ.
Ngoài ra, dây rốn có thể bị chèn ép làm oxy không chuyển đến cho thai nhi được. Đây là lúc cấp cứu sản khoa phải mổ cứu em bé ngay lập tức.
Nếu phát hiện ngôi thai ngược, mẹ bầu cần được thăm khám, kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé thường xuyên đặc biệt là trong những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng kỹ lưỡng để có phương án sinh chính xác và an toàn cho mẹ và bé.