Ngủ ngáy là bệnh gì? Ngủ ngáy có nguy hiểm không? Nên khám ở đâu tốt?
Ngáy ngủ là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ làm cho nhiều người khó chịu. Tình trạng ngáy khi ngủ xảy ra khi dòng khí được hít thở qua mũi và miệng bị ngăn cản hoặc tắc nghẽn.
Ngủ ngáy là tình trạng thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu về bản chất, xem nhẹ nó và cho rằng đây là "bệnh" ở nhiều người và không có ảnh hưởng gì. Vậy, ngủ ngáy là gì, có nguy hiểm không? Nên khám ở đâu? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này.
Ngủ ngáy là bệnh gì?
Ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu - họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh.
Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ là một bệnh lý thường gặp. Xuất hiện do tình trạng không khí không được di chuyển một cách dễ dàng qua vùng mũi và miệng trong khi ngủ sinh ra tiếng ngáy.
Thống kê cho thấy, phần lớn những người ngủ ngáy là nam giới và những người béo phì. Càng lớn tuổi, tình trạng ngủ ngáy có xu hướng trầm trọng hơn. Các dấu hiệu ban đêm:
- Ngủ ngáy (chiếm trên 80% số người bệnh)
- Cơn ngừng thở trong khi ngủ
- Thường tỉnh giấc vì cảm giác ngạt thở
- Tiểu đêm
- Rối loạn tình dục, thường là giảm ham muốn tình dục
- Loạn nhịp
- Ra mồ hôi đêm...
Nguyên nhân gây ngủ ngáy
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy có thể kể đến như:
- Thừa cân: Các mô mỡ quanh cổ chèn ép đường thở và khiến không khí khó lưu thông khi ngủ, do vậy đường thở dễ phát ra tiếng động.
- Hút thuốc: Khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm, kết quả là tắc mũi khiến bạn khó thở bằng mũi.
- Uống rượu, bia: Rượu có tác dụng an thần và giảm đau, giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy.
- Tư thế ngủ: Nếu nằm ngửa, bạn dễ bị ngáy hơn do tác động của trọng lực lên đường hô hấp trên. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, gây hẹp đường thở.
- Thở bằng miệng: Nếu há miệng khi ngủ, bạn sẽ dễ bị ngáy. Nhưng khi thở bằng miệng, không khí va vào mặt sau họng và có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh.
- Ngáy do lưỡi: Nếu bạn bị ngáy nặng một thời gian, tổn thương dây thần kinh và cơ của đường hô hấp trên khiến chúng dễ bị sập xuống. Tình trạng này làm hẹp đường thở và khiế mô lưỡi bị rung, gây tắc nghẽn đường thở...
Ngủ ngáy có nguy hiểm không?
Khi ngáy ngủ, bạn thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, làm cho hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Lúc này, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nhưng nếu tình trạng rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Dẫn đến tình trạng bộ não không được nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến bạn bị mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung được vào công việc, lâu ngày bạn sẽ bị suy giảm trí nhớ. Cụ thể như sau:
1. Ảnh hưởng đến chuyển hóa
- Tăng sự đề kháng với Insulin, gây bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường typ II
- Rối loạn chuyển hóa (tăng mỡ máu,..)
- Tăng cân
- Tiểu đêm
- Rối loạn tình dục
2. Ảnh hưởng đến tim mạch
- Tăng huyết áp
- Rối loạn nhịp tim
- Tai biến mạch máu não
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim
3. Ảnh hưởng đến nhân cách
- Rối loạn nhận thức, hay quên
- Dễ bị kích thích
- Khó tập trung
- Già hóa sớm trước tuổi
- Trầm cảm
4. Hậu quả khác
- Buồn ngủ quá mức ban ngày
- Tai nạn liên quan đến sự mệt mỏi
- Đau đầu
Ngủ ngáy nên đi khám ở đâu?
Người ngủ ngáy nên có thói quen sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, giảm rượu bia, tránh hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả.
Tại Hà Nội
1. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi Họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh Tai Mũi Họng người lớn và trẻ em...
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia hùng hậu hàng đầu cả nước. Cùng với bề dày truyền thống, trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ con người, đây là cơ sở uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai Mũi Họng.
2. Bệnh viện Đa khoa An Việt
- Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Bệnh viện An Việt hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp…
Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tai – Mũi – Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy cắt nạo xoang XPS, Máy đo thính lực, Máy gây mê PM1, Kính hiển vi….
Tại TP.HCM
3. Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
- Địa chỉ: 1–3, 6–8, 9–15 Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM
Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, là bệnh viện tư nhân chuyên khoa Tai Mũi Họng (gần đây Bệnh viện có một vài chuyên khoa khác nhưng thế mạnh hàng đầu vẫn là Tai Mũi Họng).
Bệnh viện sạch sẽ, không quá đông, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là thái độ nhân viên từ thu ngân đến bác sĩ, y tá, dược sĩ thậm chí bảo vệ cũng đều chuyên nghiệp, ân cần với khách. Bệnh viện có nhiều tầng, tuy không lớn nhưng bệnh nhân khám tới đâu đều có y tá hoặc bảo vệ đưa đi thang máy đến đó.
4. Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM
- Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM là bệnh viện chuyên sâu về Tai Mũi Họng hàng đầu và uy tín tại phía Nam. Bệnh viện lớn và hiện đại, đầy đủ khả năng khám, chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật nhiều bệnh khác nhau (các bệnh Tai Mũi Họng, phẫu thuật tuyến giáp, bướu cổ…)
Bệnh viện có các máy móc, trang thiết bị hiện đại trong thăm khám như: Đo thính lực, nội soi ống mềm, CT-scan, sinh thiết tế bào, cắt amidan bằng các phương pháp hiện đại (Coblator, dao Plasma)…
Phương pháp điều trị ngủ ngáy
Nếu tình trạng ngủ ngáy của bạn nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị bằng thuốc, bạn nên tham vấn bác sĩ chứ không nên tự ý dùng thuốc tùy tiện, bởi nhiều loại thuốc chữa ngủ ngáy đang được bày bán trên thị trường chưa được kiểm duyệt hoặc chứng thực bởi bác sĩ và các cơ quan y tế.
Thay đổi tư thế ngủ
Các tư thế nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng của bạn có xu hướng đổ xuống họng, va chạm với thành họng gây ra âm thanh, tức tiếng ngáy trong khi ngủ. Chuyển qua tư thế nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Nằm tựa đầu trên gối cao cũng là một cách giúp gia giảm tình trạng ngáy, vì việc nâng đầu lên cao sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn, không còn bị chèn ép bởi lưỡi và vòm miệng nữa. Tuy vậy, bạn cần lưu ý chọn loại gối với kích cỡ phù hợp và thoải mái nhất với mình, bởi gối cao quá có thể gây mỏi cổ.
Giảm cân
Đây là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng ngủ ngáy đã được chứng thực. Nếu bạn nhận thấy bản thân mình bắt đầu có tình trạng ngủ ngáy kể từ khi lên cân thì giải pháp tốt nhất chính là giảm cân. Đặc biệt nếu bạn có nhiều mỡ thừa ở cổ, phần mỡ này góp phần chèn ép cuống họng, dễ gây ra va chạm và phát sinh tiếng ngáy nhiều hơn.
Nói không với bia rượu
Các loại đồ uống có cồn, thuốc giảm đau và thuốc an thần đều có tác dụng làm giãn cơ bắp bao gồm cơ họng, khiến cho tình trạng ngủ ngáy dễ xảy ra. Việc chè chén bia rượu suốt 4 - 5 giờ đồng hồ khiến cho chứng ngủ ngáy thêm trầm trọng.
Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Nếu bạn làm việc liên tục nhiều giờ liền mà không đi ngủ, nghĩa là đến khi bạn hoàn thành, bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ, thậm chí gần như kiệt sức. Khi đó, bạn sẽ ngủ sâu hơn bình thường, khiến cho các cơ trong mũi, miệng và cổ họng trở nên mềm nhũn và linh hoạt hơn, dễ va chạm nhau và phát ra tiếng ngáy.
Uống nhiều nước
Các chất dịch được tiết ra trong mũi và vòm họng của bạn khiến cho các bộ phận này càng trở nên bết dính và dễ phát ra âm thanh hơn nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước. Thiếu nước khiến cho tình trạng ngủ ngáy thêm trầm trọng.
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Thể dục thẩm mỹ
- Chạy bộ & Leo Núi