Tắc mật hay tắc nghẽn đường mật là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật, khiến lượng mật cùng các chất do gan thải ra như bilirubin bị ứ đọng trong gan, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc. Nắm được nguyên nhân gây tắc mật là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc mật
Tắc nghẽn đường mật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tắc mật phổ biến bao gồm:
Hơn 90% các ca tắc mật được ghi nhận đều được xác định là do nguyên nhân này. Mật có thể đông cứng trong túi mật nếu người bệnh có mức cholesterol trong máu cao. Điều này dẫn đến sự lắng đọng, hình thành các hạt nhỏ giống như sỏi gọi là sỏi mật. Sỏi mật lớn có thể mắc kẹt trong ống mật và dẫn đến tắc nghẽn đường mật.
Một số căn bệnh ung thư có thể gây ra tình trạng tắc mật có thể kể đến như: ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư tuyến tụy,... Các tế bào ung thư lây lan nhanh chóng có thể dẫn đến việc hình thành các khối u bên trong ống dẫn mật gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Vì một số lý do nào đó mà người bệnh có thể đã từng trải qua phẫu thuật túi mật, những phẫu thuật này có thể hình thành tổn thương và sẹo ở ống dẫn mật gây ra tình trạng tắc mật.
Ngoài ra, các chấn thương tại vùng bụng cũng có thể khiến ống mật hẹp đi và gây ứ tắc.
Tình trạng này có thể xảy ra khi các phần của ống dẫn mật xuất hiện các khối u bất thường. Trong một số trường hợp, chúng có thể dẫn đến tắc nghẽn ống mật. Một số loại u thường xuất hiện gây tắc ống dẫn mật bao gồm: u đầu tụy, u bóng Vater, u ống mật chủ đoạn xa, u tá tràng.
Bên cạnh một số nguyên nhân nêu trên, ống dẫn mật có thể bị tắc do giun hoặc trứng sán lá gan di chuyển xuống đường mật, một số bệnh lý khác bao gồm: viêm tụy mãn tính, nhiễm trùng hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Một số bệnh lý tổn thương gan cấp cũng có khả năng gây tắc mật tại gan như viêm gan cấp do thuốc, độc chất hoặc do siêu vi.
Phòng ngừa tắc mật
Những thói quen sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gan mật và làm tăng nguy cơ tắc ống dẫn mật. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa tắc mật hiệu quả:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại thực phẩm đóng hộp nhiều phụ gia và chất bảo quản.
- Tạo thói quen tẩy giun định kỳ tối thiểu là 6 tháng một lần.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe,...
- Có thời gian và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên.
- Nhanh chóng điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến gan hoặc đường tiêu hóa để tránh các biến chứng có thể gây ra tình trạng tắc đường mật với cơ thể.
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là 1 lần/năm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân gây ra tình trạng tắc mật cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.