Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng
Nguyên nhân gây tắc vòi trứng
Nguyên nhân gây tắc vòi trứng - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng

Tác giả: - Xuất bản: 18/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/10/2023
Bệnh tắc vòi trứng xuất phát từ những nguyên nhân nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tắc ống dẫn trứng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản ở nữ giới, thậm chí là vô sinh. Tìm hiểu được các nguyên nhân gây bệnh cũng là một cách giúp chị em phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tắc vòi trứng hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tắc vòi trứng.

Do bẩm sinh

Là trường hợp cơ thể từ khi sinh ra đã có ống dẫn trứng bị hẹp một bên hoặc cả hai bên. Nguyên nhân tắc vòi trứng do bẩm sinh khá hiếm gặp. Tắc ống dẫn trứng do nguyên nhân bẩm sinh thường không ứ dịch ống dẫn trứng và không kèm viêm dính vùng chậu. 

Bệnh viêm vùng chậu

Theo thống kê (thống kê nào), khoảng 1/8 phụ nữ có tiền sử mắc bệnh viêm vùng chậu gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Căn bệnh này hình thành mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng hoặc gây ứ dịch ống dẫn trứng (Hydrosalpinx) cản trở quá trình vận chuyển trứng, phôi sau thụ tinh đến tử cung.

Các bệnh như Chlamydia hoặc bệnh lậu là nguyên nhân điển hình. Những bệnh này gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung nếu không được điều trị, lâu dần các sang thương sẽ lan rộng lên vùng chậu dẫn đến tổn thương và hình thành mô sẹo ở vòi trứng.

Lạc nội mạc tử cung

Trào ngược kinh nguyệt được cho  là nguyên nhân chính gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh có chứa niêm mạc tử cung không đi ra ngoài mà chảy ngược vào ống dẫn trứng và buồng trứng, theo ống dẫn trứng đi lên và vào trong vùng chậu.

Các tế bào nội mạc tử cung cấy ghép trên bề mặt phúc mạc chậu. buồng trứng đi kèm khiếm khuyết trong cơ chế miễn dịch đào thải tế bào lạ gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc chậu và buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung gây ra phản ứng viêm, biến đổi cấu trúc mô học, gây ra viêm dính vùng chậu, ống dẫn trứng và buồng trứng, biến đổi cấu trúc giải phẫu bình thường của vùng chậu.

Vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng nội mạc tử cung. Khi máu kinh chảy ngược từ buồng tử cung vào trong ống dẫn trứng, có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh.

Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật nạo phá thai

Thủ thuật nạo phá thai, đặc biệt trong trường hợp không tuân thủ quy trình vô khuẩn ngoại khoa có thể đưa các vi khuẩn ngoại sinh hoặc thường trú trong âm đạo lên đường sinh dục trên. Hậu quả gây ra viêm vùng chậu hoặc khởi phát tình tình trạng viêm vùng chậu tiềm tàng từ trước.

Các phẫu thuật khác 

Các phẫu thuật trước đó, nhất là ở vùng chậu liên quan đến ống dẫn trứng đặc biệt là thắt ống dẫn trứng cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng tắc vòi trứng kể cả sau khi mối thắt đã được loại bỏ.

Bệnh tắc vòi trứng có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Nếu không được điều trị hiệu kịp thời, căn bệnh này có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau bụng dưới mãn tính:. Tình trạng viêm dính vùng chậu, tắc và ứ dịch ống dẫn trứng gây đau vùng chậu mãn tính ở phụ nữ. Đau thường có cường độ nhẹ đến trung bình, dai dẳng và không liên quan đến chu kì kinh.
  • Mang thai ngoài tử cung: Khi tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp khiến cho trứng sau khi được thụ tinh với tinh trùng không thể trở về tử cung làm tổ mà lại làm tổ ngay ở thành ống dẫn trứng dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi thai nhi phát triển lớn sẽ gây đau và vỡ ống dẫn trứng, nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.
  • Vô sinh: Đây được xem là hậu quả nặng nề nếu tắc vòi trứng không được điều trị hiệu quả. Khi 2 vòi trứng bị tắc hoàn toàn, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai.

Các triệu chứng của tắc vòi trứng có thể không rõ ràng, đa số trường hợp chỉ được phát hiện khi chị em đi khám. Chính vì vậy, chị em nên đi khám phụ khoa định kì 6 tháng một lần để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết