Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường típ 2 và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường típ 2 và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường típ 2 và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 09/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Nhận biết các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 để từng bước tìm hiểu những bước đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, đầy năng lượng.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường có liên quan mật thiết đến lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa bệnh, thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt bao gồm thực đơn ăn uống, bài tập vận động cũng được ưu tiên lên hàng đầu.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường típ 2

Bệnh đái tháo đường típ 2 hình thành chủ yếu từ hai vấn đề:

  • Các tế bào trong cơ, mỡ và gan trở nên đề kháng insulin, tức là các tế bào này bị giảm khả năng đáp ứng với tác dụng của insulin, kết quả là các tế bào không hấp thụ đủ đường để làm năng lượng
  • Tuyến tụy không tiết ra đủ insulin để đưa đường huyết về mức bình thường

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân nào  trực tiếp gây ra hiện tướng insulin bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng ở đái tháo đường típ 2. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường típ 2, bao gồm:

  • Tình trạng thừa cân, béo phì
  • Ít hoạt động thể chất (người có lối sống tĩnh tại)
  • Tiền sử gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc đái tháo đường típ2
  • Từ 35 tuổi trở lên
  • Từng được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đườnghoặc đái tháo đườngthai kỳ trước đó
  • Có dấu hiệu liên quan đến đề kháng Insulin ( dấu gai đen , béo phì )

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Duy trì một lối sống lành mạnh là chìa khóa đề phòng ngừa bệnh đái tháo đường típ 2. Nếu bạn được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường, tức là ở giai đoạn khởi phát của bệnh thì việc thay đổi lối sống có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Một số biện pháp giúp bạn thực hiện một lối sống lành mạnh:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh: Lựa chọn thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng giàu chất xơ (như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt,...). Cần hạn chế nạp các loại thực phẩm được chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ ngọt chứa hàm lượng lớn đường tinh luyện
  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Đặt mục tiêu dành 150 phút trở lên mỗi tuần cho các hoạt động thể chất chẳng hạn như: đi bộ nhanh, đi xe đạp, chạy, bơi lội,... Cường độ nên bắt đầu từ đơn giản sau đó dần nâng cao lên
  • Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, bạn nên giảm cân về mức BMI bình thường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm 7% đến 10% trọng lượng cơ thể có thể cũng đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
  • Hạn chế thời gian ngồi yên không hoạt động: Ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Bạn hãy cố gắng đứng dậy sau mỗi 30 phút và di chuyển xung quanh ít nhất vài phút.

Trường hợp người bệnh tiền đái tháo đường chưa thể đưa đường huyết trở về mức bình thường dù đã duy trì chế độ ăn kiêng kết hợp với vận động, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc hỗ trợ tăng đáp ứng insulin trong cơ thể nhằm đưa đường huyết trở về ngưỡng bình thường.

Lối sống sinh hoạt vừa là nguyên nhân cũng chính là chìa khóa để ngăn ngừa đái tháo đường típ 2. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ Nội tiết trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare