Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng và những điều cần biết
Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng và những điều cần biết
Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng
Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng và những điều cần biết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 29/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Bệnh vảy phấn hồng xuất phát từ nguyên nhân nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Vảy phấn hồng là bệnh lý ngoài da, thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành dưới 35 tuổi. Mặc dù lành tính, nhưng bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Một số ý kiến cho rắng bệnh vảy phấn hồng có thể được kích hoạt do nhiễm vi-rút, đặc biệt là do một số chủng vi-rút herpes. Nhưng nó không liên quan đến virus herpes gây mụn rộp. Bệnh vảy phấn hồng không lây nhiễm.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng. Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi:

  • Do nhiễm trùng: 

Vảy phấn hồng được cho là một dạng phát ban do virus, như human herpes virus, (type 6,7), parvo virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy vảy phấn hồng có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch.

Bệnh vảy phấn hồng cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân liên quan đến yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bệnh.

  • Do thuốc: 

Một số loại thuốc có khả năng gây phát ban giống vảy phấn hồng như captopril, bismuth, barbiturates…

  • Yếu tố nguy cơ khác: 

Người mắc bệnh viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với vải mới (quần áo…) là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Những thông tin khác cần biết về bệnh vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng là tình trạng phát ban thường bắt đầu bằng một đốm hình bầu dục trên mặt, ngực, bụng hoặc lưng. Đây được gọi là miếng vá báo trước và có thể có chiều ngang lên tới 4 -10 cm.

Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện những đốm nhỏ hơn lan rộng ra từ giữa cơ thể theo hình dạng trông giống như cành thông rủ xuống. Phát ban có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh vảy phấn hồng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 10 đến 35. Bệnh có xu hướng tự khỏi trong vòng 10 tuần. Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng.

Phát ban tồn tại trong vài tuần và lành mà không để lại sẹo. Thuốc bôi có thể làm giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình biến mất của phát ban. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, quá trình tự hồi phục tốn rất nhiều thời gian.

Bệnh không lây nhiễm và hiếm khi tái phát.

Bệnh vảy phấn hồng tuy có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan bởi một số triệu chứng của các bệnh da liễu khác cũng có nhiều điểm tương đồng với vảy phấn hồng. Người bệnh nên đi khám trực tiếp để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết