Nguyên nhân gây trượt đốt sống là gì?
Nguyên nhân gây trượt đốt sống là gì?
Trượt đốt sống
Trượt đốt sống có thể phòng tránh được nếu nhận biết được nguyên nhân - Ảnh BookingCare

Nguyên nhân gây trượt đốt sống là gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 20/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 21/03/2024
Có nhiều nguyên nhân gây ra trượt đốt sống lưng, trong đó trượt cột sống do thoái hoá hay do khuyết eo là phổ biến nhất. Bệnh lý này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trượt đốt sống? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây trượt đốt sống là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra trượt cột sống thắt lưng. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Trượt đốt sống do bẩm sinh

  • Vị trí của đốt sống bị lệch so với hình dạng sinh học bình thường của cột sống do bẩm sinh. Nguyên nhân là do những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành xương sống của thai nhi dẫn đến trẻ sinh ra đã bị trượt, lệch, cong vẹo cột sống.
  • Trượt đốt sống do bẩm sinh có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào, trong đó có đốt sống lưng.

Trượt đốt sống do khuyết eo

  • Khuyết eo là tình trạng có các khiếm khuyết hoặc chấn thương liên quan đến dây chằng nối đốt sống thắt lưng trên với đốt sống thắt lưng dưới, làm mất đi tính liên tục của cột sống, gây trượt đốt sống.
  • Hầu hết trường hợp khuyết eo gây trượt đốt sống xảy ra ở 2 đốt xương L5-S1, có thể phát hiện rõ nhất khi dậy thì.
  • Khuyết eo cũng là yếu tố do bẩm sinh. Trường hợp khuyết eo do tác động là do chấn thương nặng nề ở vùng dây chằng, làm chúng phải kéo căng quá mức trong thời gian dài cũng có thể gây trượt đốt sống.

Trượt đốt sống do chấn thương

  • Cột sống bị chấn thương do tai nạn ngã, tai nạn giao thông có thể gây gãy cuống, vỡ các mấu khớp làm tổn thương đốt sống dẫn đến mất vững cột sống. 
  • Một số trường hợp còn khiến trượt đốt sống, trong đó có đốt sống lưng.

Trượt đốt sống do bệnh lý

  • Các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hoặc nhiễm khuẩn, ung thư khiến đốt sống lưng bị tổn thương, đặc biệt vị trí khớp L4-L5 vì thường xuyên phải vận động.
  • Bên cạnh đó loãng xương ở một số đốt sống khiến cột sống dễ bị giòn, gãy, xẹp đốt sống, xẹp đĩa đệm, làm mất đi chiều cao sinh học của đốt sống gây nên tình trạng trượt đốt sống. Đây cũng là lý do vì sao những người già thường có chiều cao giảm đi so với thời trẻ của họ.

Trượt đốt sống sau phẫu thuật

  • Trong một số phẫu thuật như cắt cung, cắt mấu khớp, phẫu thuật u tủy, lấy nhân thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh có thể gặp biến chứng trượt đốt sống, nhất là ở vị trí đốt sống đã bị tổn thương.
  • Nguyên nhân là do khi các đốt sống hồi phục sẽ bị khuyết một phần, dẫn đến lâu ngày đốt sống trượt khỏi vị trí vốn có.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên còn một số lý do khiến đốt sống bị trượt khỏi “quỹ đạo” như: hội chứng bàn chân bẹt (gan bàn chân không có hoặc có ít độ lõm) khiến vùng chân như mắt cá, khớp gối, đốt sống lưng phải chịu phản lực từ mặt đất khi đứng thẳng. Lâu dần có thể khiến thay đổi cấu trúc cột sống như cong, vẹo cột sống, trượt đốt sống lưng.

Làm thế nào để phòng ngừa trượt đốt sống?

  • Phòng bệnh cần tránh các cử động nặng vùng thắt lưng để tránh tình trạng gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo. 
  • Phòng tránh các chấn thương làm gãy eo gây trượt đốt sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong luyện tập thể thao. 
  • Dùng thức ăn chứa nhiều canxi để phòng tránh bệnh loãng xương, hạn chế sự thoái hoá cột sống, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn để phòng biến chứng trượt đốt sống.
  • Đối với bệnh nhân đã mổ điều trị trượt đốt sống. Sau khi ra viện, cần kiểm tra định kỳ theo hẹn để đánh giá kết quả phẫu thuật, sự phục hồi chức năng cột sống, phát hiện sớm di lệch trượt,…
  • Chú ý khi nâng các vật nặng đúng tư thế. Tùy vào sức khỏe và sự dẻo dai của từng người mà nâng các vật có trọng lượng khác nhau. Không nên cố nâng vật quá nặng bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống.
  • Tránh các môn thể thao và động tác đồi hỏi vặn mình quá mức, liên quan trực tiếp đến đốt sống.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, đều đặn, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Phân bổ thời gian nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết