Nguyên nhân nào gây ra bàn chân bẹt? Có phòng ngừa được không?
Nguyên nhân nào gây ra bàn chân bẹt? Có phòng ngừa được không?
Nguyên nhân nào gây ra bàn chân bẹt? Có phòng ngừa được không? - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân nào gây ra bàn chân bẹt? Có phòng ngừa được không?

Tác giả: - Xuất bản: 05/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Nguyên nhân gây ra chứng bàn chân bẹt có thể là do di truyền hoặc một số yếu tố khác quan gây ra. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn chặn các yếu tố rủi ro.

Bàn chân bẹt là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Bàn chân bẹt xuất hiện khi cấu trúc xương và cơ bắp của bàn chân không hoạt động một cách chính xác, không có vòm chân hoặc vòm chân không đủ độ cong và gây ra áp lực cho các cơ bắp và dây chằng. Nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó để có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt có thể do nguyên nhân bẩm sinh, nhiều trẻ sinh ra và khi đến 2-3 tuổi, cơ thể phát triển hoàn thiện đã xuất hiện chứng bàn chân phẳng. Ngoài ra, còn có thể do di truyền, khi cả bố và mẹ đều mắc chứng bàn chân bẹt thì khả năng cao sinh con cũng mắc chứng bàn chân bẹt. Có một số trẻ mang gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển tình trạng bàn chân bẹt.

Ngoài các nguyên nhân về gen và di truyền, một số các yếu tố rủi ro khách quan làm tăng nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt bao gồm:

  • Thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi 
  • Mắc một số bệnh lý như thấp khớp hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh
  • Gãy xương
  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai

Dữ liệu thống kê cho thấy rằng khoảng 30% dân số bị bị chứng bàn chân bẹt, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, có thể đi kèm với tình trạng giãn hoặc rách gân cơ chày sau hoặc không.

Có phòng ngừa chứng bàn chân bẹt được không?

Đối với trường hợp bàn chân bẹt phát triển do các nguyên nhân về gen và di truyền sẽ rất khó để phòng ngừa, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế các yếu tố rủi ro khách quan bằng cách:

  • Đảm bảo vận động và tập thể dục đều đặn: Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt của cơ và dây chằng, từ đó giảm nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt
  • Chọn giày phù hợp: Chọn giày có đế có vòm hỗ trợ và đệm tốt để giảm áp lực lên bàn chân. Tránh sử dụng giày có đế phẳng hoặc quá cao
  • Kiểm tra tư thế đứng và đi: Đảm bảo tư thế đứng và đi đúng cách để tránh tạo áp lực không cần thiết lên bàn chân. Hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia về tư thế đứng và đi đúng cách
  • Theo dõi cân nặng: Đối với những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giảm nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan: Điều trị các vấn đề sức khỏe như bệnh lý lỏng lẻo đa khớp, béo phì, đái tháo đường hoặc các vấn đề về thần kinh có thể giảm nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt

Việc phòng ngừa không đảm bảo hoàn toàn ngăn ngừa chứng bàn chân bẹt, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hoặc triệu chứng liên quan, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết