Người mắc bệnh cơ tim phì đại thường là do di truyền gây ra. Tuy nhiên, không có gen cố định gây ra bệnh , đồng thời cũng không thể khẳng định rằng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì bạn cũng sẽ chắc chắn mắc bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phình đại
Bệnh cơ tim phì đại là một bệnh lý của cơ tim, trong đó các thành thất trái dày một cách bất thường, đặc biệt là vách liên thất, có thể làm suy chức năng tâm trương, tắc nghẽn đường ra thất trái và có các rối loạn nhịp nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây bệnh cơ tim phì đại là do các bất thường di truyền, đa phần là đột biến các gen mã hóa chuỗi nặng myosin.
Vì vậy, nếu bạn có người thân trong gia đình mắc cơ tim phình đại, các chuyên gia khuyến cáo bạn cùng các thành viên còn lại trong gia đình nên thực hiện kiểm tra gen để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh phù hợp.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại như:
- Huyết áp cao
- Bệnh van tim
- Rối loạn nhịp tim
- Bệnh cường giáp
- Bệnh mạch vành
- Bệnh tiểu đường (thường gây cơ tim phì đại ở trẻ sơ sinh do mẹ bị tiểu đường)
- Hội chứng Noonan
- Bệnh chuyển hóa Glycogen
- Bệnh Friedreich
Cách phòng ngừa bệnh cơ tim phình đại
Cơ tim phì đại chủ yếu là do di truyền gây ra nên rất khó để phòng ngừa bệnh lý này. Điều quan trọng là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để hướng dẫn điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.
Nếu bạn có người thân cấp 1 - cha mẹ, anh chị em hoặc con - mắc bệnh cơ tim phì đại, bạn cùng những người thân còn lại trong gia đình nên thực hiện xét nghiệm di truyền để sàng lọc tình trạng bệnh lý này.
Ngoài ra, việc thực hiện một lối sống lành mạnh cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch. Một số lời khuyên từ các chuyên gia Tim mạch mà bạn nên thực hiện để rèn luyện sức khỏe tim mạch:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa, muối, và đường. Thay vào đó, ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi.
- Tập thể dục đều đặn: Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Duy trì ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần, kết hợp giữa bài tập cardio và tập sức mạnh.
- Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết nếu bạn đang ở trạng thái thừa cân hoặc béo phì. Điều này giúp giảm áp lực lên tim và mạch máu.
- Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất gây hại cho tim mạch và tạo điều kiện cho bệnh cơ tim phình đại phát triển. Hãy ngừng hút thuốc và hạn chế tối đa việc hít phải khói thuốc tự động
- Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ: Hãy cố gắng giữ chỉ số đường huyết và mỡ máu ở ngưỡng an toàn bởi bệnh tiểu đường và mỡ máu là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch, bao gồm cả cơ tim phình đại
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra y tế định kỳ để theo dõi sức khỏe tim mạch. Nếu có tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình, bạn nên thực hiện kiểm tra này thường xuyên.