Nhân viên văn phòng - đối tượng của bệnh lý Cơ xương khớp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 01/10/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nhân viên văn phòng - đối tượng của bệnh lý Cơ xương khớp
Nhân viên văn phòng là đối tượng thường mắc các bệnh Cơ xương khớp (Ảnh: ACC)

Nhiều người cho rằng chỉ những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc mới hay mắc phải tình trạng đau lưng hay đau vai gáy. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nhân viên văn phòng – những người thường xuyên ngồi làm việc với máy tính lại có tỉ lệ mắc các chứng đau cổ, đau vai gáy và đau thắt lưng cao hơn nhiều so với những người làm việc trong nhà máy phải lao động nặng nhọc. 

Để hiểu hơn về các bệnh Cơ xương khớp thường gặp ở nhân viên văn phòng, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Hy vọng có thể phần nào giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, cũng như biết cách phòng tránh sao cho hiệu quả. 

Những bệnh nhân viên văn phòng hay gặp phải là gì?

Bệnh phổ biến nhất thường gặp ở nhân viên văn phòng là thoái hóa cột sống cổ. Khi bị thoái hóa cột sống cổ, đôi khi kéo theo việc dây thần kinh bị chèn ép. Đó là lý do bệnh nhân cảm thấy đau ở vai gáy hay thậm chí cơn đau lan xuống dọc cánh tay.

Phổ biến thứ hai là đau vai và đau thắt lưng. Đau thắt lưng là hậu quả của việc ngồi quá nhiều, không có sự vận động giữa đĩa đệm và các cơ thắt lưng. Nói tóm lại, nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Để hiểu hơn về những hội chứng này, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết chuyên sâu dưới đây:

Vậy vì sao nhân viên văn phòng lại dễ mắc những bệnh này?

Nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng dễ mắc phải các bệnh lý trên, là do cấu tạo cơ thể con người không được tạo ra để thích nghi với việc ngồi quá nhiều. Con người cần phải đi lại, vận động, chạy nhảy.

Tổ tiên chúng ta sinh sống bằng săn bắt, hái lượm, và không ngừng vận động. Còn ngày nay, chúng ta chỉ ngồi một chỗ, chăm chăm nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian rất dài, khiến cột sống trở nên yếu dần, dễ tổn thương, và áp lực bị dồn ép nhiều lên các đốt xương. khi mắc 

Tư thế ngồi làm việc sai sẽ dẫn đến bệnh Cơ xương khớp ở nhân viên văn phòng (Ảnh: ACC)

Những biểu hiện của các bệnh này như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nhân viên văn phòng – những người thường xuyên ngồi làm việc với máy tính lại có tỉ lệ mắc các chứng đau cổ, đau vai gáy và đau thắt lưng cao hơn nhiều so với những người làm việc trong nhà máy phải lao động nặng nhọc.

Với nhân viên văn phòng, ba căn bệnh phổ biến là thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm ở cổ, có triệu chứng là những cơn đau cổ. Đôi khi triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như đau đầu hoặc đau vai và khi bệnh trở nặng, dây thần kinh bị chèn ép nhiều, những cơn đau có thể lan xuống cánh tay, hoặc tê tay.

Ngoài ra, cũng có nhiều nhân viên văn phòng bị đau thắt lưng, do tư thế ngồi không đúng mà bị khòm ra phía trước, gây rất nhiều áp lực lên vùng cột sống thắt lưng. Khi ấy triệu chứng đầu tiên là đau thắt lưng, và trong trường hợp nặng, cơn đau có thể lan đến vùng mông và dọc xuống cẳng chân.

Căn bệnh phổ biến thứ ba ở nhân viên văn phòng, gây ra do quá trình sử dụng bàn phím và chuột máy tính quá nhiều, là chứng đau cổ tay, hay sưng viêm ở cổ tay. Trong những trường hợp nặng bệnh nhân sẽ cảm thấy tê cả bàn tay và các ngón tay.

Hiện nay đã có phương pháp điều trị, chữa trị nào hiệu quả và an toàn?

Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả đó là áp dụng trị liệu thần kinh cột sống. Đây là phương pháp dùng tay nắn chỉnh, đưa các đốt xương về đúng vị trí, cải thiện tình trạng bệnh. Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp có thể điều trị hiệu quả các chứng bệnh văn phòng.

Để đạt hiệu quả cao, có thể kết hợp trị liệu thần kinh cột sống với vật lí trị liệu, trị liệu bằng laser cường độ cao thế hệ IV. Tia laser cường độ cao thế hệ IV đã được chứng minh là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả trong việc chữa lành các cơn đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm các chứng sưng viêm, với khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả.

Một trong những đơn vị đi đầu về thăm khám và trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc hiện nay là Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ ACC. Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia, kỹ thuật viên từ nước ngoài và cả Việt Nam có tay nghề cao, được đào tạo chuyên sâu về trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc. Phòng khám hiện nay có ở cả Hà Nội và TP HCM, người bệnh có thể tham khảo và đi khám cho hiệu quả: Phòng khám Trị liệu Thần kinh cột sống ACC

Nắn chỉnh là một trong những cách điều trị bệnh Thần kinh cột sống an toàn và hiệu quả (Ảnh: ACC)

Có thể điều trị dứt điểm được không?

Cho dù bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống có thực hiện nắn chỉnh hiệu quả đến mấy, nếu sau một thời gian bạn vẫn giữ tư thế không đúng khi làm việc, thì bệnh rồi sẽ lại tái phát. Vì vậy chiến lược đề ra ở đây là làm thế nào để có thể điều trị bệnh hiệu quả và có tác dụng dài lâu. Giai đoạn đầu tiên cần điều trị dứt điểm cơn đau hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ phải hướng dẫn và nâng cao nhận thức của người bệnh về việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Việc tập thể dục rất quan trọng, nếu lười vận động, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Những người thường xuyên làm việc với máy tính và lười vận động thì 100% sẽ mắc phải những chứng đau như đau cổ, đau vai, và đau thắt lưng. Nhưng nếu không thay đổi lối sống, chỉ trong thời gian ngắn, những cơn đau sẽ tái phát trở lại. Việc sắp xếp bàn làm việc hợp lý, và nghỉ ngơi đi lại sau một khoảng thời gian nhất định ngồi máy tính có thể mang lại nhiều lợi ích.

Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp đến từ Hoa Kỳ. không sử dụng thuốc và phẫu thuật. Bản thân thuốc chỉ có tác dụng giảm đau. Ví dụ với bệnh thoái hóa cột sống, chúng ta có thể uống thuốc giảm đau hoặc chống viêm, và những triệu chứng đau sẽ giảm hẳn. Nhưng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm những cơn đau, còn nguyên nhân gốc rễ vẫn còn ở đó.

Chính vì vậy các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống không muốn nhắm đến việc loại bỏ triệu chứng đau, mà muốn xác định được nguyên nhân của cơn đau ấy là từ đâu. Khi nắn chỉnh các đốt xương vào đúng vị trí, có thể điều trị dứt điểm những cơn đau theo cách hoàn toàn tự nhiên.

Tại Việt Nam, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trị liệu thần kinh cột sống dần trở nên phổ biến hơn, và đã điều trị dứt điểm rất nhiều ca bệnh bằng phương pháp này. 

 
 
Tài liệu tham khảo
Trao đổi với bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống ACC.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/