Tê buốt chân tay: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 09/10/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Tê buốt chân tay: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Tê buốt chân tay là tình trạng thường gặp ở nhân viên văn phòng (Ảnh: ACC)

Đau, tê buốt chân tay là tình trạng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, khó đi lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Bạn đừng nên xem thường các triệu chứng trên mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tê buốt chân tay?

Nhiều bệnh nhân thường xuyên gặp triệu chứng tê buốt dọc xuống tay, xuống cẳng chân hay thậm chí bàn chân. Một số bệnh nhân có thể bị tê một bên tay, một bên chân, hoặc cả hai tay, hai chân...

Nếu như tình trạng ngày càng nặng, kéo dài và diễn ra thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê buốt chân tay, trong đó phổ biến nhất là do bị chèn ép dây thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép từ nhiều nguyên do.

  • Đầu tiên là từ đĩa đệm, ví dụ như lồi đĩa đệm; hoặc các khớp xương cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh.
  • Ngoài ra, nguyên nhân cũng đến từ cơ. Nếu cơ bị căng cứng ở vùng cổ vai gáy hay cánh tay, có thể dẫn đến triệu chứng tê buốt. Đôi khi có những bệnh nhân gặp phải vấn đề từ cả địa đệm, cơ và xương.
  • Ngoài nguyên nhân do chèn ép dây thần kinh ở cột sống ở cổ, vai, lưng, một số bệnh lý cũng gây ra tình trạng tê buốt tay chân như bệnh tiểu đường.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tê buốt chân tay cũng chính là đối tượng có nguy cơ cao bị đau thắt lưng, đau cổ vai gáy. Đó là những người có thói quen ngồi quá nhiều và lười vận động, không tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, ngoài ra hầu như tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải tình trạng này trong đời.

Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép (Ảnh: ACC)

Chữa tê buốt chân tay không dùng thuốc

Do nguyên nhân cốt lõi của tê buốt tay chân là do chèn ép dây thần kinh nên cần có tác động làm giảm chèn ép dây thần kinh. Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống có thể giải quyết được vấn đề này.

Khi dây thần kinh bị chèn ép ở cổ do đĩa đệm hay xương, cần giảm áp lực lên dây thần kinh và đẩy nhanh tiến trình hồi phục. Tuy vậy, phần lớn trường hợp có dây thần kinh bị tổn hại, thời gian phục hồi không phải ngày một ngày hai.

Cần lưu ý là dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến triệu chứng đau ngay, còn nếu dây thần kinh bị tổn hại, khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác tê. Nặng hơn, nếu bắt đầu thấy cảm giác yếu và khó cử động, đồng nghĩa với việc dây thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng. Dây thần kinh càng bị chèn ép nhiều, và trong thời gian dài sẽ càng bị tổn hại nhiều hơn.

Thông thường, với những bệnh nhân phải chịu đựng triệu chứng tê tay, tê chân trong thời gian dài, ngoài việc thực hiện nắn chỉnh để khớp xương vào đúng vị trí, kết hợp vật lý trị liệu bằng tia laser cường độ cao nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Tia laser thế hệ thứ IV là loại tia có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, với khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả. Kết hợp thêm phương pháp điện xung trong việc điều trị nhằm tác động lên cơ, để kích thích các nhóm cơ hoạt động lại bình thường.

Đó là những phương pháp bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sử dụng để điều trị phục hồi dây thần kinh bị chèn ép. Nói tóm lại, nguyên tắc khi điều trị bệnh nhân bị tê tay chân đầu tiên là làm giảm chèn ép, sau đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của dây thần kinh.

Nắn chỉnh xương
Bác sĩ đang kiểm tra và nắn chỉnh xương cho bệnh nhân (Ảnh: ACC)

Thời gian điều trị kéo dài bao lâu? Bệnh có nguy cơ tái phát không?

Đối với các bệnh nhân chỉ mới xuất hiện triệu chứng đau thì thời gian điều trị thường khá ngắn. Khi đã xuất hiện tình trạng tê tay chân đồng nghĩa với việc dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, khi ấy thời gian điều trị cũng kéo dài hơn, trung bình từ 4 đến 6 tuần tùy theo từng trường hợp.

Điều quyết định thời gian điều trị là mức độ tổn thương của dây thần kinh và triệu chứng tê lan đến đâu. Ví dụ như đối với trường hợp đau lan xuống cả cánh tay và bàn tay, bác sĩ sẽ mất thời gian điều trị từng phần, còn nếu bệnh nhân chỉ bị tê ở bàn tay, thời gian điều trị sẽ rút ngắn hơn. Nói tóm lại, sẽ còn tùy thuộc vào thời gian bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tê, và cảm giác tê đã lan rộng ra nhiều hay ít.

Những bệnh lý gây ra tình trạng tê buốt chân tay thường là những bệnh lý mãn tính, có nguyên nhân gốc rễ đến từ việc chúng ta ngồi quá nhiều và ít tập thể dục. Nếu được chẩn đoán đoán đúng và điều trị tận gốc thì vấn đề sẽ được cải thiện, đồng thời bệnh nhân cũng cần phải thay đổi lối sống, thì bệnh sẽ không bị tái phát. Ngược lại, nếu vẫn giữ nguyên thói quen ít vận động, ngồi nhiều, có thể tình trạng này sẽ quay trở lại.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề gì?

Bệnh nhân nên thực hiện những bài tập tại khu vực đang có triệu chứng tê. Ví dụ như tê lan xuống cánh tay, đầu tiên các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gốc rễ, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những bài tập vật lí trị liệu thực hiện tại nhà cho khu vực đang bị tổn thương.

Thứ hai, tùy thuộc vào mức độ bệnh, bệnh nhân nên bổ sung thêm Vitamin B, hoặc một số loại thực phẩm chức năng bổ trợ khác để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Theo nghiên cứu, những người có bổ sung thêm vitamin B, vitamin C và các loại thực phẩm chức năng khác thường có tốc độ phục hồi và hết triệu chứng tê lan xuống tay chân nhanh hơn.

Hãy tránh những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tê buốt chân tay. Ví dụ, nhân viên văn phòng thường xuyên phải gõ bàn phím, gây ra tình trạng tê ở bàn tay và ngón tay. Nên sử dụng những loại bàn phím phù hợp. Nếu đau cổ tay do sử dụng chuột máy tính, bạn có thể thay đổi bằng cách tìm những loại đệm di chuột phù hợp. 

Lời khuyên để phòng ngừa tình trạng tê buốt chân tay?

Theo nghiên cứu, những người có xu hướng ngồi nhiều, ít vận động sẽ dễ gặp phải những vấn đề ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, và dễ phát triển triệu chứng đau cổ vai gáy hay đau thắt lưng, qua thời gian sẽ đau lan xuống tay và chân.

Phần lớn những nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng bàn phím là đối tượng nguy cơ rất cao gặp phải những cơn đau lưng, đau cổ hoặc tê chân, tê tay. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này:

  • Hãy chú ý trong việc sắp xếp khu vực làm việc sao cho khoa học.
  • Hãy bắt đầu tập thể dục và vận động ngay từ khi chưa gặp những vấn đề trên.

Phần lớn bệnh nhân đi khám khi bệnh đã tiến triển. Ngày nay, có rất nhiều công ty đầu tư vào việc xây dựng một môi trường làm việc khoa học, sắp xếp bàn ghế đúng cách, để giảm thiểu nguy cơ nhân viên bị tình trạng tê lan xuống tay, xuống chân. Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh.

Ngoài ra, khi có triệu chứng đầu tiên về bệnh, nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám, bệnh nhân nên lựa chọn khám với các bác sĩ Cột sống từ xa để được tư vấn và chẩn đoán bệnh chính xác nhất thay vì chủ quan, kéo dài bệnh.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh cột sống. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/