7 Triệu chứng bệnh Tiểu đường (đái tháo đường) và Chế độ ăn uống phù hợp
Tiểu đường (đái tháo đường) có thể gây ra rất nhiều biến chứng, có thể chia thành 2 nhóm là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Hiện nay bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do đời sống xã hội ngày một nâng cao, ít vận động, chế độ ăn quá nhiều năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì, lâu dần sẽ mắc bệnh liên quan đến chức năng chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một dạng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hormon insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối),hoặc do giảm/mất tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường, trong thời gian dài gây biến chứng mạch máu trầm trọng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị sớm và theo dõi cẩn thận sẽ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bạn đọc có thể tham khảo các triệu chứng điển hình của bệnh ở giai đoạn đầu trong nội dung dưới dây. Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn và điều trị ngay từ thời gian đầu.
7 Triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường
Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Ngay khi có những triệu chứng dưới đây, bệnh nhân nên đến các cơ sở xét nghiệm Tiểu đường uy tín để thực hiện tầm soát tình trạng bệnh. Một số triệu chứng như:
1. Đi tiểu thường xuyên
Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu.
Thận không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.
2. Thường xuyên cảm thấy đói
Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp.
Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin hoặc kháng lại insullin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.
3. Cảm thấy cơ thể hay mệt mỏi
Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.
4. Thường xuyên khát nước
Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại phần nước đã mất đi.
5. Vết thương lâu lành
Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém.
Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương.
6. Tầm nhìn hạn chế
Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
7. Mảng da xỉn màu (nếp gấp)
Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2.
Nếu xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám hoặc xét nghiêm chuyên sâu tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng, có thể chia thành 2 nhóm là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính:
1. Biến chứng mạn tính
Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
- Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
- Biến chứng thận: Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện như: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt…
- Biến chứng về thị giác: Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền...
- Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ.
2. Biến chứng cấp tính
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
- Hạ đường huyết: Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê.
- Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
- Nhiễm toan ceton: Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit, đây là kết quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra.
Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Mặc dù đái tháo đường chưa thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bệnh nhân biết cách tự chăm sóc sức khỏe cùng với điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.
- Bệnh nhân bị tiểu đường nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.
- Bản chất của bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.
Khi 2 biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị tiểu đường có nhiều loại khác nhau, mới đầu người bệnh nên thăm khám với các bác sĩ Nội tiết tại các địa chỉ bệnh viện uy tín. Sau khi đã có được các chỉ số cần thiết, có thể tái khám thường xuyên với bác sĩ Nội tiết tư vấn từ xa để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp.
Tư vấn khám chữa tiểu đường từ xa qua Video
Khám chữa bệnh từ xa giúp tư vấn tiểu đường và chẩn đoán ban đầu dựa trên triệu chứng, định hướng điều trị cho người bệnh, kê đơn thuốc (nếu cần),hướng dẫn đi khám nếu bệnh phức tạp...
Ngoài ra, người bệnh có thể đăng ký tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất. Một số lợi ích khi khám chữa tiểu đường từ xa trên BookingCare:
- Tiết kiệm thời gian đi khám
- Tiết kiệm chi phi đi lại, đặc biệt nếu bạn ở xa cơ sở y tế
- Người bệnh cần mô tả triệu chứng và trả lời câu hỏi của bác sĩ để bác sĩ đưa ra những nhận định ban đầu
- Trường hợp cần làm xét nghiệm thêm thì bác sĩ sẽ chỉ định, nếu không thực sự cần thiết thì không cần làm
- Được hướng dẫn chăm sóc tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất...
Lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường
Để quá trình điều trị tiểu đường có hiệu quả cao, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Không bỏ bữa
Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn.
Bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…
Ăn nhiều chất xơ
Bắt đầu một ngày bằng một khẩu phần chất xơ lớn không chỉ khiến bạn no lâu mà còn ngăn bạn ăn những bữa ăn vặt trong ngày.
Tránh xa đồ uống có đường
Bạn cần lưu ý giảm lượng soda, nước trái cây và nước ngọt khác. Hàm lượng đường cao trong soda, nước ép trái cây có thể gây tăng đường huyết, dẫn đến tăng cảm giác khát, thường xuyên đi tiểu và nạp vào nhiều calo, dẫn tới tăng cân.
Lựa chọn đường tự nhiên
Thay vì đường nhân tạo, hãy sử dụng những đường tự nhiên nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ. Đường và chất xơ của hoa quả tốt hơn so với đường bình thường vốn có thể dẫn tới tăng đường huyết do có nhiều đường tinh chế và nhiều calo.
Tập luyện thường xuyên
Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy người bệnh cần duy trì tập luyện thường xuyên.
Mấu chốt để phòng tránh các biến chứng bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết, có lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường, người bệnh cần hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết (tức là những thực phẩm làm chỉ số tăng đường huyết cao).
Giải pháp Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân Đái tháo đường
Để thuận tiện cho người bệnh tiểu đường theo dõi và chăm sóc sức khỏe, BookingCare đã cung cấp giải pháp sức khỏe toàn diện bao gồm:
- Hỗ trợ kết nối thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường đã hoặc đang công tác tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương...
- Hỗ trợ kết nối khám và tư vấn online từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường, thuận tiện cho bệnh nhân ở xa, có thể trực tiếp gửi các chỉ số đo đường huyết để bác sĩ tư vấn mà không cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ đều là người có nhiều năm kinh nghiệm, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn uy tín.
- Miễn phí hỏi đáp với các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết trên "Cộng đồng" tại Apps của BookingCare khi có bất kì vấn đề về sức khỏe.
Với các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Đái tháo đường, BookingCare mong rằng bệnh nhân sẽ thuận tiện hơn trong quá trình theo dõi, và chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả, đảm bảo an toàn.
2. http://hoiyhoctphcm.org.vn/Data/picture/file/DaotaoLientuc/TongquanvebienchungDTD.pdf
3. https://suckhoedoisong.vn/7-dau-hieu-som-cua-benh-tieu-duong-type-2-n113864.html
4. http://benhvien108.vn/trieu-chung-som-cua-benh-tieu-duong.htm
5. https://www.msdmanuals.com/vi/
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
6 bác sĩ khám và điều trị Tiểu đường (đái tháo đường) giỏi ở Hà Nội
4 bác sĩ khám online bệnh nội tiết - tiểu đường giỏi ở Hà Nội, TP.HCM
5 bác sĩ chữa tiểu đường giỏi, có tiếng tại TP.HCM
Review 6 địa chỉ khám Nội tiết - Tiểu đường uy tín TPHCM (Phần 3)
TOP 4 địa chỉ đốt sóng cao tần (RFA) điều trị u tuyến giáp uy tín tại TP.HCM
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi