Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh
Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim - Ảnh: http://bachmai.gov.vn/

Nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh

Nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở các nước phát triển và đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành - động mạch cung cấp máu nuôi tim một cách đột ngột, làm chết tế bào cơ tim.

Theo các bác sĩ tim mạch, nhồi máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim được nuôi dưỡng bởi các động mạch vành. Khi mảng xơ vữa trong lòng mạch bị nứt vỡ, tại vị trí nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông làm tắc đột ngột dòng chảy của động mạch dẫn đến vùng cơ tim được nuôi bởi động mạch đó bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử gọi là nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở các nước phát triển và đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

  • Cơn đau thắt ngực điển hình
  • Đau như bóp nghẹt phía sau xương ức
  • Đau lan đến vai, cánh tay, lưng, hoặc thậm chí đến răng và xương hàm
  • Đau ngực tăng mức độ.
  • Đau kéo dài ở vùng bụng trên.
  • Khó thở
  • Ra mồ hôi
  • Bất tỉnh
  • Buồn nôn và ói mửa

Trên thực tế, có một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim nhưng không có biểu hiện đau ngực rõ rệt (gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng).

Lưu ý: Khi bị đau thắt ngực với các triệu chứng như trên, hãy nằm yên và gọi người gần đó giúp đỡ hoặc gọi số cấp cứu 115. Không được cố gắng đi lại hoặc làm việc gì khác.

Cơn đau thắt ngực điển hình của nhồi máu cơ tim

 Đánh giá mức độ nặng nhẹ

Người bệnh và gia đình thường rất lo lắng muốn biết mức độ nặng nhẹ của nhồi máu cơ tim. Dưới đây là những yếu tố dự đoán bệnh nặng.

  • Tuổi cao (nhất là trên 70 tuổi)
  • Có nhiều bệnh đi kèm (tiểu đường, suy thận, suy tim...)
  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp tụt
  • Vị trí nhồi máu cơ tim vùng trước rộng thì đáng ngại hơn phía sau.
  • Bạch cầu máu tăng cao.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là hậu quả của mảng xơ vữa gây hẹp, tắc lòng động mạch đưa máu đến nuôi cơ tim.

Mảng xơ vữa động mạch được hình thành ở lớp áo bảo vệ bên trong cùng động mạch do Cholesterol và các chất khác có nhiều trong máu sẽ dần dần lắng đọng trên thành mạch làm cho thành động mạch dày lên tạo thành mảng, gây cản trở dòng máu chảy qua.

Khi mảng xơ vữa trong lòng mạch bị nứt vỡ, tại vị trí nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông làm tắc đột ngột dòng chảy của động mạch dẫn đến vùng cơ tim được nuôi bởi động mạch đó bị thiếu máu.

Sự tổn thương hoặc chết một phần cơ tim do sự giảm đột ngột đáng kể lượng máu nuôi một vùng cơ tim được gọi là nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, cục máu đông từ nơi khác bắn đến hoặc dùng chất gây nghiện gây co thắt tắc mạch vành.

Mảng xơ vữa gây hẹp, tắc lòng động mạch vành đưa máu nuôi cơ tim

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi đàn ông 45 hoặc lớn hơn và phụ nữ trên 55 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Bệnh béo phì
  • Cuộc sống, công việc căng thẳng thường xuyên

Các biến chứng

  • Nhịp tim bất thường
  • Suy tim
  • Vỡ tim
  • Vấn đề van tim
  • Tử vong

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Nghe tim và phổi
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X quang
  • Siêu âm tim
  • Chụp mạch vành
  • Thử nghiệm gắng sức
  • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT)

Cách điều trị

Điều trị nhồi máu cơ tim được tiến hành nhằm 3 mục đích.

  • Đánh giá kịp thời và xử trí tốt các biến chứng của nhồi máu cơ tim có nguy cơ gây tử vong (loạn nhịp tim, suy tim, sốc tim...)
  • Làm giảm tiêu thụ oxy cơ tim (cho tim nghỉ ngơi): bất động tại giường, thuốc giảm đau, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông...
  • Nhanh chóng mở thông động mạch vành bị tắc để tái lập lại dòng máu nhằm cứu vớt vùng cơ tim đang bị đe dọa hoại tử phía sau.

Cấp cứu nhồi máu cơ tim là cuộc chạy đua với thời gian với phương châm "thời gian là cơ tim - cơ tim là sự sống và chất lượng sống". Thời gian mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được tiến hành tái thông động mạch vành trong vòng 6 giờ đầu kể từ khi đau ngực.

Có hai biện pháp sau đây để làm tái thông động mạch:

  • Dùng thuốc tiêu sợi huyết
  • Can thiệp động mạch vành

Hồi phục sau điều trị nhồi máu cơ tim

Mục đích của điều trị nhồi máu cơ tim cấp không những cứu sống bệnh nhân trong giai đoạn đầu mà còn giúp bệnh nhân hồi phục để trở lại cuộc sống bình thường nếu có thể.

Bệnh nhân thường được quay trở lại công việc sau từ 3-6 tuần. Bắt đầu một cách từ từ và không nên làm việc quá sức.

Hầu hết các trường hợp sau nhồi máu cơ tim phải dùng thuốc lâu dài. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa tái phát, ngăn chặn nguy cơ và chữa triệu chứng.

Phòng bệnh nhồi máu cơ tim

  • Không hút thuốc
  • Kiểm soát rối loạn mỡ máu
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Kiểm soát huyết áp
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm béo phì
  • Ăn chế độ ăn uống cho sức khỏe tim
  • Tránh căng thẳng, giảm stress
  • Uống rượu bia điều độ

Xem thêm Video

Điều trị và chăm sóc nhồi máu cơ tim 

 

  • Thực hiện: VTC14
  • Thời lượng: 04:46
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết