Hằng năm có khoảng 17,9 triệu người chết do bệnh tim mạch, chiếm 31% tổng số tử vong, trong đó có tới 85% chết do nguyên nhân bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ não. (Nguồn: Sức khỏe đời sống). Bệnh mạch vành là bệnh có nguy cơ tử vong cao. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm chính là cách tốt nhất để điều trị và kiểm soát các biến chứng của bệnh.
Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh mạch vành và cách chăm sóc sức khỏe hợp lý khi mắc bệnh trong bài viết dưới đây của BookingCare.
Bệnh mạch vành hay còn gọi là suy mạch vành, là tình trạng các động mạch lớn (mạch vành) cung cấp máu đến cơ tim bị hẹp hay bị tắc nghẽn do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong.
Oxy được cung cấp tới cơ tim qua hệ thống động mạch vành, hệ thống này bao phủ quanh quả tim. Khi bị động mạch vành, dòng máu tới động mạch giảm sút. Khi đó, cơ tim không nhận đủ oxy và bị tổn thương, gây ra triệu chứng là các cơn đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi gọi là "đau thắt ngực ổn định".
Nếu các mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ ra thì cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi gọi là "đau thắt ngực không ổn định".
Nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối gây tắc mạch, làm động mạch bị tắc hoàn toàn. Khi đó, các tế bào cơ tim bị thiếu oxy đột ngột gây nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực ổn định có thể tiến triển rất chậm và thầm lặng mà không có biểu hiện gì. Thường thì hẹp động mạch vành trên trên 75% đường kính lòng mạch mới gây ra các triệu chứng lâm sàng (thường là cơn đau).
Cũng có khi biểu hiện nặng ngay từ đầu bằng các cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Cảm giác đau như bị đè nặng, bị bó ngực, có thể lan lên tay, sau lưng, quai hàm, nôn, đau ngực, vã mồ hôi, khó thở.
Đau ngực xảy ra và có thể phối hợp với một hoặc nhiều triệu chứng trên. Cơn đau thắt ngực điển hình được mô tả như sau:
Vị trí
Thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm),đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận ngón tay 4,5.
Hoàn cảnh xuất hiện
Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn hoặc hút nhiều thuốc lá. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế, khi kèm theo nhịp nhanh.
Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo
Hầu hết bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá. Một số trường hợp khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi...
Thời gian cơn đau
Tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, cơn đau có thể kéo dài trên 15 phút, thậm chí hàng giờ không thuyên giảm.
Cơn đau thắt ngực kéo dài hơn bình thường hoặc xuất hiện khi nghỉ ngơi. Cơn đau thắt ngực không ổn định có thể tự hết nhưng nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Do tắc hoàn toàn một nhánh động mạch vành, gây hoại tử một vùng cơ tim. Nhồi máu cơ tim biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực xuất hiện khi nghỉ ngơi, cơn đau kéo dài hơn và dữ dội hơn. Thường kèm theo cảm giác lo lắng, khó thở, vã mồ hôi. Nhồi máu cơ tim gây hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm bệnh nhân bị mất một phần cơ tim của mình.
Suy tim là biểu hiện muộn của bệnh động mạch vành. Suy tim có thể xuất hiện sau khi bị nhồi máu cơ tim nặng hoặc các bệnh lý tim mạch khác làm cơ tim bị yếu dần đi.
Bệnh động mạch vành do sự lắng đọng các chất béo như cholesterol dọc thành mạch vành gọi là mảng xơ vữa. Sự dày lên do lắng đọng các chất béo gây hẹp lòng mạch máu, thậm chí gây tắc hoàn toàn động mạch vành. Do vậy, lượng máu cung cấp cho cơ tim bị thiếu hụt khi đó cơ tim không nhận đủ oxy gây triệu chứng đau thắt ngực.
Nhìn chung, bệnh mạch vành là một tình trạng phức tạp và có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Một số yếu tố không thể thay đổi, trong khi các yếu tố khác có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp như thay đổi lối sống và điều trị.
Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên, bác sĩ Tim mạch sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh mạch vành. Sau đó tiến hành khám lâm sàng, nghe tim phổi và kết hợp với các xét nghiệm chuyên biệt giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp thông thường được sử dụng:
Những phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự tổn thương động mạch vành và xác định mức độ bệnh mạch vành. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp nào trong việc chẩn đoán bệnh mạch vành phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ điều trị.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh mạch vành phù hợp với bệnh nhân. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm mục tiêu tăng cường cung cấp máu cho tim, giảm triệu chứng và kéo dài đời sống cho người bệnh.
Điều trị bằng thuốc được chỉ định đối với bệnh nhân hẹp động mạch vành dưới 75% hoặc ở vị trí không quan trọng, chưa có chỉ định can thiệp hoặc bệnh nhân sau can thiệp mạch vành.
Tuy nhiên, phương pháp nội khoa giảm được triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân hẹp động mạch vành.
Nếu tổn thương phức tạp, không can thể can thiệp được thì có chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (phẫu thuật chủ vành). Đây là một quy trình phẫu thuật được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành nghiêm trọng. Phẫu thuật này nhằm tạo ra một đường tiếp cận mới cho máu chảy qua các khu vực của tim không nhận được đủ máu do tắc nghẽn động mạch.
Trong phẫu thuật này, các bác sĩ sẽ lấy một phần động mạch khỏe mạch từ một vị trí khác trong cơ thể của bệnh nhân, thường là động mạch ngực nội, đùi hoặc cánh tay. Sau đó, họ sẽ "bắc cầu" (thay thế) động mạch tắc nghẽn bằng cách ghép nối động mạch đã được lấy với các đoạn động mạch xung quanh khu vực bị tắc nghẽn. Qua quá trình này, máu có thể tránh qua lại qua các đường bypass mới, cung cấp máu đầy đủ và oxygen cho các vùng cơ tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh mạch vành nghiêm trọng và có thể giúp cải thiện các triệu chứng như đau ngực và khó thở. Tuy nhiên, bất kỳ quá trình phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn một số rủi ro nên quyết định tiến hành phẫu thuật phải được đưa ra sau quá trình thảo luận kỹ lưỡng giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Đặt stent mạch vành là một phương pháp điều trị thông qua việc chèn một ống mỏng (stent) vào động mạch tắc nghẽn để mở rộng lumen và khôi phục lưu lượng máu đến cơ tim. Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp không phải mổ nhưng giải quyết được triệu chứng và cả nguyên nhân hẹp lòng động mạch vành.
Quyết định sử dụng phương pháp này sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các yếu tố riêng biệt.
Trong quản lý chữa trị bệnh động vành, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần có những giải pháp để phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng bệnh mạch vành tại nhà.
Việc thay đổi và hạn chế các thói quen xấu trong sinh hoạt là rất quan trọng đối với bất kỳ bệnh nhân tim mạch nào. Người bệnh nên thiết lập và duy trì một lối sống khoa học, phòng tránh các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.
Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh mạch vành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, hạn chế biến chứng cũng như giảm tỷ lệ tử vong do bệnh. Chính vì thế, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh mạch vành, bạn nên tìm đến các bác sĩ Tim mạch uy tín để được thăm khám và thiết lập lộ trình điều trị hiệu quả.