Rối loạn lipid máu là một chứng bệnh phổ biến trong cộng đồng, bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành bao gồm người cao tuổi, người thừa cân và cả người gầy. Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, bệnh động mạch chi dưới,...
Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi ThS.BS Tim mạch Nguyễn Thị Xuân Yến.
"Theo thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, tại Việt Nam có đến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. Trong đó, thừa cholesterol, mỡ máu cao chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý."
- Trích Báo Tuổi Trẻ
Rối loạn lipid máu là tình trạng mà cơ thể có mức cholesterol ( vượt quá mức bình thường trong huyết thanh. Cholesterol là một loại mỡ không tan trong nước, cần được vận chuyển trong máu bằng các hạt mỡ đặc biệt được gọi là lipoprotein.
Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể, được sử dụng để xây dựng các tế bào, tổng hợp hormone và vitamin D. Tuy nhiên, khi mức cholesterol trong máu quá cao, nó có thể bám vào thành mạch máu và hình thành các mảng xơ vữa và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc động mạch chi.
Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng, chúng thường chỉ được phát hiện khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một vài dấu hiệu có thể nghĩ đến có tăng cholesterol máu nhận biết như:
Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức kéo dài từ vài phút đến hàng chục phút rồi tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Có dấu hiệu bất thường khác có thể đi kèm cơn đau thắt ngực như: vã mồ hôi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt khó thở, hồi hộp, sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tê bì chân tay, yếu liệt nửa người, nói khó, nói ngọng
Những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu bao gồm:
Lý do dẫn đến mỡ máu cao thường là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý như:
Ngoài ra, còn có thể đề cập đến một số nguyên nhân khác như:
Cách phổ biến nhất hiện nay để chẩn đoán mỡ máu cao đó là xét nghiệm máu. Đây thường là xét nghiệm khi đói. Nghĩa là người được xét nghiệm sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 9-12 giờ trước khi lấy mẫu máu. Tuy nhiên, các hướng dẫn mới thì bớt nghiêm khắc hơn về việc nhịn đói, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhịn đói trước khi xét nghiệm.
Từ kết quả xét nghiệm máu, rối loạn lipid máu nếu có một hoặc một vài dấu hiệu sau:
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu nhờ thay đổi lối sống lành mạnh khoa học kết hợp vận động thể thao hợp lý, một số trường hợp cần phối hợp với thuốc hạ mỡ Về sử dụng thuốc, những loại thuốc phổ biến để giảm mức cholesterol trong máu gồm:
Việc sử dụng thuốc để điều trị mỡ máu cao cần dựa trên sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và kiểm soát tác dụng phụ có thể gây ra.
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và lối sống như ăn tăng cường rau xanh và hoa quả, tập luyện thể dục thể thao hợp lý ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 trên 7 ngày trong tuần. Để tìm hiểu kỹ hơn về cách sống chung với mỡ máu cao, mời bạn đọc theo dõi chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
Rối loạn lipid máu có thể xảy ra và tiến triển âm thầm. Do đó, bạn cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ, nhất là nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì… Những người có tiền sử rối loạn mỡ máu cũng nên theo dõi thường xuyên để nắm bắt tình trạng sức khỏe.
Những người thừa cân hay béo phì có nguy cơ cao mắc phải mỡ máu cao và bệnh tim. Nếu đang có cân nặng vượt chuẩn, giảm cân sẽ giúp cải thiện mỡ máu.
Điều trị các bệnh mạn tính: Nếu bạn đang mắc các căn bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, suy thận,.... Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị căn bệnh mạn tính của mình bởi nó sẽ giúp cải thiện các chỉ số cholesterol hoặc mỡ máu.
Điều chỉnh lối sống: Không sử dụng hoặc giảm thiểu các thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, đồ ngọt và nước ngọt có gas. Thay vào đó, ưu tiên ăn nhiều thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt trắng như thịt gà, cá, tôm và tự nấu ăn tại nhà để kiểm soát chất béo và muối trong bữa ăn.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày làm giảm lượng Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể
Một số trường hợp rối loạn Lipid máu không được kiểm soát tốt ở những người đã thay đổi lối sống và tập luyện, bạn cần dùng thêm một số nhóm thuốc kiểm soát mỡ máu theo chỉ định của bác sỹ như Statin, Ezetimide, Fibrat, PCSK9.
Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, giàu chất xơ như rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Ưu tiên ăn các loại chất béo không bão hòa có lợi như axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh.
Khi dùng dầu ăn, nên sử dụng dầu olive, hoặc các loại dầu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn.
Lối sống ít vận động thể chất là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp làm giảm LDL, tăng HDL và giảm cân. Hiệp hội Tim Mỹ khuyến cáo mỗi người nên có khoảng 150 phút vận động thể chất vừa-nặng mỗi tuần.
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Hãy tìm cách giảm stress bằng cách thư giãn, tập yoga, thiền, hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.
Hút thuốc lá gây ra nhiều vấn đề liên quan đến bệnh tim, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng LDL, tăng nguy cơ viêm và sự hình thành huyết khối.
Cholesterol máu là một yếu tố quan trọng trong cơ thể và chúng ta cần nó ở mức cân bằng. Nếu Cholesterol máu bị rối loạn nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Hy vọng bài viết trên đã mang đến thông tin hữu ích cho những bạn đọc quan tâm đến tình trạng rối loạn lipid máu.