Đột quỵ não: cách sơ cứu tại nhà và những sai lầm thường gặp

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/12/2016, Cập nhật lần cuối: 01/01/2024

Đột quỵ não (còn gọi là Tai biến mạch máu não) rất nguy hiểm, để lại những di chứn nặng nề. Bệnh nhân cần được đi cấp cứu ngay nếu xảy ra tình trạng đột quỵ.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh đột quỵ
Bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa đột quỵ - Ảnh: BookingCare

Bài này chúng tôi tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh đột quỵ não, để cung cấp cho bệnh nhân và người nhà tham khảo về căn bệnh này, những nguy cơ, cách phòng ngừa và cách sơ cứu tại nhà.

Khi phát hiện người bị đột quỵ, nên gọi cấp cứu song song với việc tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não hay còn gọi là Tai biến mạch máu não là một bệnh khởi phát đột ngột cấp tính, có các triệu chứng thần kinh khu trú, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ.

Đột quỵ xảy ra khi cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc bị giảm, làm mất oxy và dinh dưỡng cho mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.

Có hai thể cơ bản: chảy máu não và nhồi máu não

Đột quỵ là một cấp cứu y tế nên cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở chuyên khoa để được cấp cứu nhanh nhất có thể.

Các triệu chứng đột quỵ (dấu hiệu đột quỵ)

  • Rối loạn ý thức, mê man
  • Méo miệng
  • Liệt nửa người
  • Tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác
  • Đột ngột nhìn không rõ, thị lực giảm dần
  • Nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, tai ù
  • Đột ngột tê cứng ở mặt, tay, chân
  • Tê cứng nửa người
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Cảm thấy tức ngực và khó thở

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Lưu ý 3 dấu hiệu đột quỵ

  • Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
  • Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.
  • Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Cách sơ cứu tại nhà

Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 - 45 độ, mặc quần áo thoáng.

Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.

Để bệnh nhân nằm nghiêng, xoay nghiêng sang 1 bên để tránh bị sặc
Để bệnh nhân nằm nghiêng, xoay nghiêng sang 1 bên để tránh bị sặc. Ảnh: Vietnamnet.vn

Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.

Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.

Bọc giẻ chiếc đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật
Bọc giẻ vào đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật. Ảnh: Vietnamnet.vn

Đặc biệt, trong thời điểm chờ nhân viên y tế 115, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.

Yếu tố nguy cơ

Khi có các nguy cơ trên, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, và lên kế hoạch thăm khám với bác sĩ Thần kinh để điều trị cho các bệnh lý nguy cơ.

Xem thêm bài viết:

Các biến chứng

  • Tê liệt, mất vận động cơ bắp
  • Khó nói chuyện hoặc nuốt
  • Mất trí nhớ hoặc gặp rắc rối với sự hiểu biết
  • Đau, di chứng nặng nề

Xét nghiệm chẩn đoán tại bệnh viện

  • Xét nghiệm máu
  • Vi tính cắt lớp (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Siêu âm động mạch cảnh
  • Thông động mạch.
  • Siêu âm tim. 

Phương pháp điều trị

Đối với đột quỵ nhồi máu

Cấp cứu trong vòng 3 tiếng đồng hồ từ khi khởi phát triệu chứng: Tiêu cục máu đông

Cấp cứu trong vòng 8 giờ đồng hồ từ khi khởi phát: Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Đối với đột quỵ xuất huyết

Điều trị cấp cứu đột quỵ xuất huyết tập trung vào kiểm soát chảy máu và giảm áp suất trong não.
Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để giúp kiểm soát rủi ro trong tương lai.

Cách phòng chống đột qụy

Muốn phòng tránh bệnh đột quỵ, nên áp dụng những cách sau:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập luyện vừa sức
  • Lao động, nghỉ ngơi hợp lý
  • Thăm khám và Điều trị các bệnh yếu tố nguy cơ: cao huyết áp, tiểu đường, giảm béo phì, tránh căng thẳng…

Tránh những sai lầm thường gặp

Theo các bác sĩ, cần tránh các sai lầm đáng tiếc trong quá trình sơ cứu và di chuyển nạn nhân đột quỵ.

Người thân cần biết cách hồi sức tim phổi để sơ cứu bệnh nhân kịp thời trước khi đưa đến cơ sở y tế.

Trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cứu đánh giá ban đầu để có biện pháp di chuyển an toàn. Tránh làm bệnh trầm trọng thêm do vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu sai cách.

Việc vận chuyển người bệnh đột quỵ có các nguyên tắc:

  • Một là đảm bảo đường thở và tim đập
  • Hai là cố định bảo vệ được các bộ phận có thể tổn thương như đầu cổ, tứ chi
  • Ba là nhanh nhất có thể.

Xem thêm Video:

Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

  • Thực hiện: VTC14
  • Thời lượng: 14:23

Trên đây là những điều cần biết về sơ cứu bệnh đột quỵ não và những sai lầm thường gặp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại chuyên mục Cẩm nang.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. dieutri.vn
2. http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/cach-don-gian-cuu-nguoi-dot-quy-tai-bien-mach-mau-nao-tai-nha-343120.html
3. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/sai-lam-thuong-gap-khi-so-cuu-van-chuyen-nguoi-bi-dot-quy-3471034.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/