Căng thẳng là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Căng thẳng và cách điều trị
Căng thẳng xuất hiện khi có nhiều áp lực trong cuộc sống (Nguồn ảnh Pixabay.com)

Căng thẳng là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 09/04/2021 - Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Căng thẳng ở mức độ hợp lý có thể là một điều tốt, tạo nên động lực và mang đến những lợi ích tích cực trong cuộc sống và công việc. Vậy căng thẳng stress thực ra là gì, biểu hiện ra sao và điều trị như thế nào?

Thế giới ngày nay, vì áp lực cuộc sống, mối quan hệ gia đình, bè bạn, công việc và những bất thường diễn ra ở khắp mọi nơi. Thiên tai, dịch bệnh, cháy rừng và những bất thường khó đoán định trước ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần và thể chất con người.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn căng thẳng, stress, bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú chia sẻ và cung cấp các thông tin hữu ích dưới đây.

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, tác động trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống và công việc của hàng tỷ người trên toàn cầu. Chưa bao giờ chúng ta trải qua thời kỳ khó đoán định như hiện nay và đại dịch thì chưa biết khi nào có thể kiểm soát được.

Thế giới ngày nay nơi chúng ta đang sống có tác động đến sự gia tăng căng thẳng ở nhiều người, trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam. Vậy căng thẳng stress thực ra là gì, biểu hiện ra sao và điều trị như thế nào?

Nội dung bài viết không chỉ giới thiệu về các khái niệm căng thẳng, mà chúng tôi muốn đồng hành cùng bạn đọc, cung cấp giải pháp đặt khám, đi khám hoặc chọn tư vấn với bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi Video để hỗ trợ điều trị hiệu quả vấn đề căng thẳng của bạn.

Căng thẳng là gì?

Căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe.

Căng thẳng tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại.

Căng thẳng có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.

Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là "căng thẳng nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus).

Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy

Căng thẳng
Căng thẳng gây đau đầu ảnh hưởng đến công việc 

Nguyên nhân gây ra căng thẳng

Thông thường các yếu tố gây ra căng thẳng ở cơ thể người bao gồm:

  • Yếu tố bên ngoài: Thời tiết, giao thông, khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm.
  • Yếu tố xã hội và gia đình: Áp lực công việc, áp lực về thời gian, vấn đề tài chính, mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với bạn bè,…
  • Yếu tố về mặt thể chất: Cơ thể mệt mỏi, ôm đau, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Yếu tố cá nhân: Xuất phát từ chính suy nghĩ của bản thân về những áp lực trong công việc, học tập,…

Triệu chứng thường gặp của căng thẳng

Mỗi cá nhân lại có những triệu chứng khác nhau khi căng thẳng xảy ra. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh mà mỗi người cần ghi nhớ:

Biểu hiện về mặt cảm xúc

  • Khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo âu, căng thẳng, bất an, đánh mất giá trị của bản thân.

Biểu hiện về mặt hành vi

  • Tính khí nóng nảy, hay nổi cáu, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, mất tập trung, hay quên, vụng về, ăn uống giảm, ngủ không ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, khó thở, đau tức ngực, khô miệng, đau bụng, đổ mồ hôi, căng hoặc đau cơ,…

Căng thẳng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm

Tác động về mặt thể chất

Tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng dẫn tới tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn tới thiếu oxy ở tim và thành mạch, thiếu oxy và các tổ chức.

Tăng catecholamin trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu oxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.

Căng thẳng có thể gây ra các căn bệnh:

  • Bệnh tâm thần kinh:mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm,...
  • Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
  • Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng,...
  • Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.
  • Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết,...
  • Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút,...
  • Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.

Tác động về mặt tinh thần

Song song với các tác động về mặt thể chất, căng thẳng sẽ gây ra những tác động xấu cả về mặt tinh thần. Các biểu hiện cụ thể của nó là:

  • Hay quên, trí nhớ suy giảm.
  • Căng thẳng, lo âu.
  • Mất ngủ, chân tay run rẩy.

Điều trị căng thẳng

Với những người mắc căng thẳng - stress việc điều trị bằng thuốc hầu như không mang lại hiệu quả cao và thường chỉ được áp dụng trong thời kỳ đầu của bệnh. Một số thuốc dùng điều trị bệnh này là thuốc: chống trầm cảm, thuốc an thần,…

Muốn thoát khỏi tình trạng này dứt điểm, không có cách nào hiệu quả hơn là chính người bệnh tìm cách lập lại thăng bằng về thể chất và tinh thần cho mình trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh là người bệnh luôn giữ cho mình một cuộc sống cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần trong công việc và đời sống hàng ngày.

Để điều trị giảm căng thẳng, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống, tư vấn bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Các thuốc điều trị căng thẳng sẽ tùy thuộc vào loại triệu chứng bạn đang trải qua và mức độ nghiêm trọng của chúng. Việc điều trị có thể dao động từ chữa trị triệu chứng đơn giản đến chăm sóc và kiểm tra tình hình sức khỏe khi nhập viện.

Bên cạnh những thay đổi trong lối sống sinh hoạt, làm việc của bản thân người bệnh cũng có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách lắng nghe những lời tư vấn, chia sẻ.

Để tránh căng thẳng chúng ta có thể áp dụng thực hiện theo các cách làm sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý và tránh nghĩ gì về công việc, giảm bớt hoặc chia sẻ gánh nặng công việc cùng đồng nghiệp hoặc gia đình.
  • Hít thở sâu vào. Tốt hơn là hít thở ở nơi nhiều cây xanh như công viên.
  • Lên kế hoạch một ngày nghỉ cùng bạn bè, người thân và gia đình.
  • Không nên uống các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Sắp xếp công việc lại hợp lý hơn vừa làm việc vừa đủ thời gian xả hơi.
  • Phải bình tĩnh trước những khó khăn rồi sẽ từ từ giải quyết không vội vàng.
  • Vệ sinh giấc ngủ: ngủ ở nơi thoáng mát, gọn gàng, yên tĩnh, không sử dụng điện thoại, ti vi trước giờ đi ngủ....
  • Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý. 
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết