Bài test đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21)

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 30/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 01/01/2024

Một số rối loạn về sức khỏe tâm thần như lo âu lan tỏa, trầm cảm, căng thẳng - stress có xu hướng tăng lên. Thực tế còn rất nhiều người không biết mình đang gặp phải những rối loạn tâm thần này.

Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress

Theo BSCKII Nguyễn Ngọc Quang, các rối loạn tâm thần như lo âu lan tỏa, trầm cảm, căng thẳng - stress... càng trở nên phổ biến trong cộng đồng dưới áp lực của cuộc sống, công việc và gia đình. 

Nhưng thực tế còn rất nhiều người không nhận ra mình đang gặp phải những rối loạn tâm thần này. Và có xu hướng để mọi chuyện phát triển một cách tự nhiên, không điều trị sớm và chỉ đi khám chuyên khoa Tâm bệnh khi đã ở mức độ nặng. 

Bài test (trắc nghiệm) DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) là thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm - stress mà bạn đọc có thể tự làm trong vài phút. 

Bài test (trắc nghiệm) đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21)

Hãy đọc mỗi câu hỏi sau và khoanh tròn vào các điểm số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào.

Nguyên tắc khi làm bài test 

Cách tính điểm như sau:

  • 0 - Không đúng với tôi chút nào cả
  • 1 - Đúng với tôi phần, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
  • 2 - Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
  • 3 - Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Lưu ý: Bạn nên ghi số điểm của từng câu hỏi ra sổ ghi chép. Điểm được tính bằng tổng điểm các câu hỏi và nhân với 2. 

Câu hỏi test

 

STT

Câu hỏi

Thang điểm

S

1.

Tôi thấy khó mà thoải mái được

0   1   2   3

A

2.

Tôi bị khô miệng

0   1   2   3

D

3.

Tôi không thấy có chút cảm xúc tích cực nào

0   1   2   3

A

4.

Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)

0   1   2   3

D

5.

Tôi thấy khó bắt tay vào công việc

0   1   2   3

S

6.

Tôi đã phản ứng thái quá khi có những sự việc xảy ra

0   1   2   3

A

7.

Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...)

0   1   2   3

S

8.

Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều

0   1   2   3

A

9.

Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười 

0   1   2   3

D

10.

Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả

0   1   2   3

S

11.

Tôi thấy bản thân dễ bị kích động

0   1   2   3

S

12.

Tôi thấy khó thư giãn được

0   1   2   3

D

13.

Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng

0   1   2   3

S

14.

Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm

0   1   2   3

A

15.

Tôi thấy mình gần như hoảng loạn

0   1   2   3

D

16.

Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa

0   1   2   3

D

17.

Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người

0   1   2   3

S

18.

Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái

0   1   2   3

A

19.

Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)

0   1   2   3

A

20.

Tôi hay sợ vô cớ

0   1   2   3

D

21.

Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa

0   1   2   3

Kết quả test 

Bạn cộng điểm các câu hỏi lại, sau đó nhân 2 và so sánh với bảng kết quả sau. 

Mức độ

Lo âu

Trầm cảm

Stress

Bình thường

0 - 7

0 - 9

0 - 14

Nhẹ

8 - 9

10 - 13

15 - 18

Vừa

10 - 14

14 - 20

19 - 25

Nặng

15 - 19

21 - 27

26 - 33

Rất nặng

≥20

≥28

≥34

Nếu kết quả trắc nghiệm của bạn ở ngưỡng bình thường thì có thể tâm lý bạn vẫn đang được cân bằng tốt. 

Nếu bắt đầu chuyển sang lo âu, trầm cảm, stress mức độ nhẹ, bạn cần chú ý đến cảm xúc của mình. Tìm hiểu nguyên nhân của các triệu chứng trên là từ đâu để tìm cách tháo gỡ. Khi rối loạn tâm lý ở mức độ nhẹ, bạn nên tự điều chỉnh suy nghĩ bản thân trước, tránh để tâm trạng ngày càng tệ, sẽ khiến lo âu, trầm cảm, stress chuyển sang mức độ nặng hơn. 

Và nếu điểm số sau khi nhân 2 đang ở mức độ vừa của lo âu, trầm cảm, stress, bạn cần thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ cụ thể hơn và định hướng phương án điều trị an toàn nhất. Có thể dùng thuốc hoặc không (tùy theo mức độ của bệnh nhân). 

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang cho biết, việc phát hiện lo âu, trầm cảm, stress sớm là vô cùng quan trọng. Nếu điều trị sớm bạn sẽ mất ít thời gian hơn, ít tốn kém hơn và đặc biệt không phải chịu những áp lực tinh thần lớn trong thời gian dài.

Khám và tư vấn Lo âu, trầm cảm, stress qua Video với bác sĩ 

Hiện nay, nếu bạn chưa đi khám được, hoặc mong muốn việc đi khám thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh hoặc tham vấn, trị liệu từ xa qua video với chuyên gia tâm lý. Rối loạn tâm thần được đánh giá là một trong những nhóm bệnh phù hợp nhất để thăm khám qua Video vì một số đặc thù riêng. 

Thông tin bác sĩ rõ ràng, minh bạch, bạn được lựa chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp với mình. Vì vậy, khám online bệnh tâm thần ngày càng được nhiều người lựa chọn. 

BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp. 

Trên đây là nội dung chi tiết và thang đo DASS21 online do BookingCare tổng hợp. Mong rằng bạn đọc sẽ xác định được tình trạng lo âu, trầm cảm, stress của mình và thăm khám sớm khi cần thiết để được điều trị hiệu quả.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/151-thang-anh-gia-lo-au-trm-cm-stress-dass-21.html
2. http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/36-thang-anh-gia-lo-au-trm-cm-stress-dass-.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/