Trầm cảm: Có nên tư vấn, trị liệu tâm lý?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 09/12/2020 - Cập nhật lần cuối: 25/12/2023

Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm. Nếu được người bệnh nên lựa chọn một chuyên gia uy tín, tin cậy để đồng hành trong quá trình vượt qua trầm cảm. Nội dung dưới đây, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ chia sẻ thêm về vấn đề này.

Trầm cảm: Có nên tư vấn, trị liệu tâm lý
Trầm cảm: Có nên tư vấn, trị liệu tâm lý?

Để bạn đọc hiểu thêm về vai trò của tâm lý trị liệu trong điều trị trầm cảm, Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ chia sẻ và cung cấp các thông tin trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN CHUYÊN GIA TÂM LÝ TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG

  • Chuyên gia Tâm lý sàng trẻ em & vị thành niên
  • Chuyên viên tham vấn & trị liệu tâm lý, Chuyên viên tham vấn hướng nghiệp, Công ty TNHH Phát triển Tâm lý, Giáo dục và Truyền thông ứng dụng Việt Nam (VECAB) (2019 - nay)
  • Chuyên viên tham vấn tâm lý học đường,  Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh – HN (2018 - 2019)

Tham vấn (tư vấn),trị liệu tâm lý là gì?

Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh.

Tham vấn (tư vấn) và trị liệu tâm lý đôi khi sẽ được kết hợp linh hoạt cùng nhau. Tuy nhiên, trị liệu tâm lý thường được thực hiện bởi một chuyên gia tâm lý, là một phương pháp tiếp cận dài hạn và chuyên sâu tập trung vào trầm cảm, những vấn đề đang ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống người bệnh.

Mặt khác, tham vấn tâm lý được coi là một phương pháp ngắn hạn, tập trung vào những những triệu chứng nhẹ, những vấn đề mang tính chất sự việc, không ảnh hưởng đến cuộc sống trong cả một thời gian dài.

Thông thường, nhiều người trầm cảm sẽ có xu hướng tìm kiếm một chuyên gia để tư vấn tâm lý trước tiên thay vì một bác sĩ tâm thần. Nhiều trường hợp trầm cảm nhẹ có thể chỉ cần trị liệu tâm lý mà chưa cần kết hợp dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, trị liệu và tham vấn tâm lý cũng sẽ được ưu tiên hơn trước khi sử dụng những phương pháp khác để điều trị trầm cảm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay tham vấn tâm lý cũng chưa được phổ biến, nên việc để tìm được một chuyên gia uy tín và phù hợp sẽ mất nhiều thời gian. Vậy nên, người bệnh có thể tìm đến một bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần để được khám và tư vấn trước.

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ trầm cảm và có hướng dẫn cụ thể về lộ trình điều trị. Người bệnh cũng nên thảo luận về việc hỗ trợ giới thiệu đến một chuyên gia tâm lý dù trầm cảm ở mức độ nào. Việc trị liệu tâm lý và điều trị sức khỏe tâm thần song song sẽ rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân trầm cảm.

Tác dụng của tham vấn (tư vấn),trị liệu tâm lý đối với rối loạn trầm cảm

Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ nhưng điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, và dạy cho họ làm thế nào để đối phó với những cảm xúc. 

  • Biết cách thức giải tỏa hiệu quả thay vì dồn nén hoặc lờ/quên đi.
  • Cung cấp cho người bệnh một góc nhìn mới về các vấn đề.
  • Giúp người bệnh chấp nhận sự thật dễ dàng hơn.
  • Tâm lý trị liệu giúp người bệnh dễ dàng đối phó với các tác dụng phụ từ việc  sử dụng thuốc.
  • Chấp nhận bản thân của hiện tại đã thay đổi, đón nhận sự bất trắc, không như ý có thể đến và cởi mở giao tiếp với người xung quanh.Học các kỹ năng cải thiện cách thiết lập mối quan hệ.
  • Phòng ngừa phát triển lên nhiều rối loạn khác đi kèm.
  • Cân bằng cảm xúc để cảm nhận được trạng thái bình yên và có hành vi thích nghi được với môi trường

Tư vấn, trị liệu tâm lý là rất cần thiết đối với người bệnh trầm cảm. Người bệnh nên lựa chọn một chuyên gia tin cậy, uy tín, thuận tiện để đồng hành trong suốt quá trình vượt qua trầm cảm.

Một thử nghiệm quy mô lớn liên quan đến hơn 400 người bị trầm cảm điều trị cho thấy rằng liệu pháp tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc làm cho các triệu chứng giảm nhanh chóng và người bệnh cũng dễ dàng tuân thủ đúng việc uống thuốc hơn.

Đối với bệnh nhân trầm cảm, việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, việc tư vấn, trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh đạt được những kỹ năng đối mặt với lo âu, căng thẳng.

Dù đang mắc trầm cảm ở giai đoạn nặng, việc chỉ dùng thuốc điều trị thôi có lẽ chưa đủ và khiến quá trình điều trị kéo dài hơn, kết hợp tâm lý trị liệu sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn hơn và những đợt "may đen" sẽ trôi qua dễ dàng hơn.

Tư vấn, trị liệu tâm lý bệnh trầm cảm diễn ra như thế nào?

Tư vấn hay trị liệu tâm lý đều có mục đích đểhiểu được suy nghĩ sai lệch, định kiến về bản thân, nguyên nhân hình thành các cảm xúc khó chịu và hành vi kém thích nghi và giải quyết các vấn đề với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp này cũng hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn.

Tham vấnTrị liệu

Tập trung vào các vấn đề và tình huống hiện tại gây khó khăn đến công việc. học tập hoặc mâu thuẫn trong mối quan hệ

Tập trung vào các triệu chứng/biểu hiện bất thường mãn tính hoặc tái phát

Các tình huống hoặc hành vi cụ thểMô hình tổng thể
Liệu pháp ngắn hạn (trong khoảng thời gian vài tuần và lên đến 6 tháng)Liệu pháp dài hạn, liên tục hoặc ngắt quãng trong nhiều năm
Tập trung vào hành động hoặc hành viTập trung vào cảm xúc và trải nghiệm

Liệu pháp trò chuyện

Có thể bao gồm các bài test (chẳng hạn như tính cách),liệu pháp nói chuyện, các liệu pháp khác như liệu pháp hành vi nhận thức
Hướng dẫn, hỗ trợ và giáo dục để giúp thân chủ tự xác định và tìm ra giải pháp dựa trên khả năng/tiềm năng của bản thânTập trung sâu vào những suy nghĩ/ cảm xúc bên trong (các vấn đề cốt lõi) dẫn đến sự phát triển cá nhân qua từng giai đoạn trị liệu

Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra phương pháp tư vấn hay trị liệu phù hợp. Vậy nên khi lựa chọn khám với chuyên gia Tâm lý, người bệnh cũng nên hỏi kĩ về phần này.

Có thể khó tiên lượng được thời gian cụ thể bởi còn phụ thuộc vào sự đáp ứng điều trị, nhưng có thể đưa ra được tiên lượng về thời gian ngắn hay dài để có thể chuẩn bị trước về mặt thời gian cũng như tài chính, đảm bảo quá trình điều trị được liên tục.

Trên đây là một số tổng hợp của BookingCare về vai trò của tư vấn, trị liệu tâm lý đối với bệnh trầm cảm, mong rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được cho mình một lộ trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nội dung chuyên môn của bài viết trên đây được chia sẻ bởi Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.verywellmind.com/
2. https://www.webmd.com/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/