Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả

Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Quang
Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Quang
Hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm thần - Tâm lý trị liệu
- Xuất bản: 14/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Trầm cảm khi mang thai có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với một số chị em. Để tìm hiểu những nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị trầm cảm khi mang thai, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai và cách đi khám điều trị hiệu quả - Ảnh: BookingCare

Có nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như những áp lực, lo toan bộn bề cho cuộc sống,... khiến con người ta dễ mắc trầm cảm. Nhất là đối với các đối tượng dễ nhạy cảm như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh,... thì trầm cảm lại càng dễ xảy đến hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, người phụ nữ khi mang thai thì nguy cơ mắc trầm cảm càng cao hơn do những thay đổi về nội tiết, thể chất, tâm thần và tình cảm. Để tìm hiểu kỹ hơn về trầm cảm khi mang thai, bạn đọc hãy ngay lập tức cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhận biết những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai giúp chị em sớm tìm được giải pháp để thoát khỏi trầm cảm để sống vui, sống khỏe. 

Để bạn đọc hiểu hơn về bệnh trầm cảm khi mang thai và có những thông tin chính xác nhất, BookingCare đã trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa Tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Quang, nguyên Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM về những vấn đề người bệnh thường thắc mắc.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II NGUYỄN NGỌC QUANG

  • Bác sĩ chuyên gia tại khoa Tâm Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Giám đốc Trung tâm Pháp Y Tâm thần khu vực TP.HCM (2010 - 1/2020)
  • Nguyên Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (2008 - 2010)
  • Nguyên Phó khoa Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (1989 - 2007

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một bệnh lý về cảm xúc trong tâm thần liên quan đến sức khỏe tâm thần và thể trạng. Người mắc trầm cảm có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống.

Ít nhất 10% thai phụ mắc chứng trầm cảm trong giai đoạn này. Trầm cảm có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với một số chị em và dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Biểu hiện của trầm cảm khi mang thai ở mỗi người mỗi khác, cũng chẳng vì một lý do cụ thể nào.

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ khi mang bầu về mặt tình cảm, thể chất, trong cách cư xử mà nó còn khiến thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm khi mang thai 

Về cơ bản, dấu hiệu trầm cảm khi mang thai khá giống trầm cảm ở những đối tượng khác. Để chắc chắn hơn, bạn có thể làm bài test và tự chấm điểm trầm cảm thông qua bài test trầm cảm BECK hoặc bài test đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21).

Một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi mang thai là:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng.
  • Dễ cáu kỉnh, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc vô cớ.
  • Giảm hoặc mất hứng thú đối với môi trường xung quanh.
  • Giảm hoặc tăng cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng.
  • Kích thích tăng động hoặc chậm chạp.
  • Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công mình.
  • Hành xử và kỹ năng xã hội không được như trước, phán đoán không linh hoạt.

Khi có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được đánh giá tình trạng và tư vấn, trị liệu kịp thời.

Khi mang thai chị em có nguy cơ trầm cảm cao hơn
Khi mang thai chị em có nguy cơ trầm cảm cao hơn - Ảnh: Freepik

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở thời kỳ tiền sản về cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:

Do hormone

Nhiều bác sĩ chuyên khoa Tâm thần tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm của trầm cảm khi mang thai. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng có một số người sẽ nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi theo hướng mạnh hơn khi những vấn đề trong cuộc sống xảy ra.

Yếu tố về tình cảm

Những chuyện cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng hay với những người xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai.

Nhiều mối quan hệ xung quanh nếu không được giải quyết một cách thoải mái nhất nó sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy buồn rầu, khó chịu, lo lắng… Cùng với sự nhạy cảm trong khi mang bầu thì trầm cảm rất dễ xảy ra.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, những chị em thuộc một trong những nhóm dưới đây cũng có nguy cơ gặp trầm cảm khi mang thai nhiều hơn:

  • Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm
  • Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Các bệnh tật không được điều trị tốt khi còn nhỏ
  • Thai phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội
  • Thai phụ sống trong gia đình có các vấn đề về bạo hành chồng vợ…
  • Mang thai ngoài ý muốn: có những trường hợp người mẹ chưa được chuẩn bị về tâm lý về việc có con cũng là một yếu tố dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trầm cảm khi mang thai, nhất là khi trầm cảm không được theo dõi và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Tâm thần có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Mắc trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là người phụ nữ sẽ nghiễm nhiên mắc trầm cảm sau khi sinh, tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể.

Điều trị bệnh trầm cảm trong thai kỳ

Điều trị trầm cảm ở thai phụ cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên ngành sản khoa và bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh. Sản phụ sẽ được tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của cả mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng. 

Thai phụ sẽ được khuyên và áp dụng các biện pháp cai rượu, thuốc lá, loại bỏ thói quen có hại, điều chỉnh lối sống và hành vi trước khi quyết định việc dùng thuốc chống trầm cảm. Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nhưng với các trường hợp nặng thì đây là điều không thể tránh khỏi. 

Liệu pháp tâm lý

  • Có thể chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống.
  • Luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau nhà, dọn cửa, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên….
  • Tâm sự những điều làm bạn sợ hãi với người thân để nhận được sự chia sẻ.
  • Nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

Sử dụng thuốc

  • Khi dùng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng phụ không mong muốn đã được báo cáo như tăng đường huyết, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai, vỡ ối sớm, chảy máu, đẻ non, tăng tỷ lệ mổ đẻ…
  • Khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu.

Trầm cảm khi mang thai khám ở đâu tốt?

Trầm cảm nói chung hay trầm cảm khi mang thai, trầm cảm sau sinh là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp trong cuộc sống. 

Trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của nhiều người thì nguy cơ trầm cảm ở chị em lại càng tăng lên.

Khi cần đi khám thì chị em nên đến khám với bác sĩ Sức khỏe tâm thần để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời để vượt qua trầm cảm, tránh để lâu tự chịu đựng khiến cho tình trạng nặng nề thêm. Dưới đây sẽ là các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đáng tin cậy, áp dụng cả phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc để bạn đọc tham khảo.

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai tại Hà Nội

Danh sách bao gồm cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm tại Hà Nội:

1. Thầy thuốc Ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Công Thiện

  • Hơn 20 năm khám và điều trị về Sức khoẻ Tâm thần
  • Trưởng khoa M4 - Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phó Trưởng Bộ môn Tâm thần - Đại Học Y Hà Nội
  • Trưởng Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần và Tâm lý YES
  • Phó Tổng thư ký, Hội Tâm thần học Việt Nam

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Công Thiện là bác sĩ tâm thần dày dặn kinh nghiệm, đã công tác gần 20 năm tại Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, một đơn vị có tiếng tại Hà Nội về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ có thế mạnh thăm khám, tư vấn các rối loạn tâm thần ở phụ nữ như trầm cảm, lo âu, trầm cảm khi mang thai,... 

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Bác sĩ Lê Công Thiện

Địa chỉPhòng khám Chuyên khoa Tâm thần YES: 59 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lịch khám

Thứ 2, 4, 6: 17h00 - 19h00

Chủ nhật: 8h00 - 11h00

Giá khám200.000đ/lượt

2. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Giảng viên, Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nhiều năm tu nghiệp về tâm thần và trị liệu tâm lý tại Bệnh viện Charité, Berlin, Đức và Bệnh viện Concord, Sydney, Úc

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa được nhiều người đã thăm khám review tốt nhờ cách tư vấn có tâm, thân thiện, dễ hiểu,... Ngoài ra, do là phụ nữ thế nên bác sĩ dễ đồng cảm, có cách tiếp cận nhẹ nhàng, tâm lý với các thai phụ mắc trầm cảm, từ đó đạt kết quả điều trị cao hơn.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa là bác sĩ chuyên khoa tâm thần giỏi mà bạn đọc có thể tin cậy - Ảnh: BookingCare

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

Địa chỉBệnh viện Lão khoa Trung ương: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Lịch khámThứ 2, 3, 4, 5 từ 7h30 - 16h30
Giá khám150.000đ/lượt

3. Tiến sĩ tâm lý học Phạm Văn Tư

  • Tiến sĩ, chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Phó Trưởng Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Hơn 20 năm là chuyên gia đánh giá và trị liệu tâm lý cho phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên liên quan đến trầm cảm, lo âu,…

Tiến sĩ Phạm Văn Tư là chuyên gia tâm lý chứ không phải bác sĩ tâm thần, Tiến sĩ Phạm Văn Tư sẽ sử dụng các phuông pháp trị liệu tâm lý thay vì sử dụng thuốc. Đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho các chị em thai phụ mắc trầm cảm khi mang thai ở mức độ nhẹ.

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Tiến sĩ tâm lý học Phạm Văn Tư

Do đặc thù thế nên chi phí tham vấn với chuyên gia tâm lý sẽ đắt hơn nhiều hơn so với chi phí khám với bác sĩ tâm thần, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Địa chỉViện Tâm lý Giáo dục BrainCare: Tầng 7, Toà nhà 59 Võ Chí Công, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Lịch tư vấnThứ 7 từ 8h00 - 16h00
Giá tư vấn1.500.000đ/ buổi 60 phút

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai tại TPHCM

Tham khảo khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với các bác sĩ, chuyên gia sau tại TPHCM

1. Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa I Trần Nguyễn Khánh Minh

  • Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Bộ môn Tâm thần - Đại học Y Dược TPHCM
  • Học tập và thực hành tại Đơn vị Tâm Thần - khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Bác sĩ Trần Nguyễn Khánh Minh chuyên chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh lý tâm thần, nổi bật là trầm cảm. Các chị em thai phụ khi thăm khám với bác sĩ Khánh Minh trong quá trình tư vấn sẽ được hướng dẫn kỹ càng về: 

  • Cách sử dụng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, chống loạn thần
  • Hướng dẫn tác dụng phụ của thuốc, cách xử trí các tác dụng phụ
  • Hướng dẫn thay đổi lối sống phù hợp
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nguyễn Khánh Minh
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nguyễn Khánh Minh thăm khám trầm cảm khi mang thai hiệu quả - Ảnh: ykhoavanhanh.vn

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nguyễn Khánh Minh

Địa chỉTrung tâm Y khoa Vạn Hạnh: 159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TPHCM
Lịch khámThứ 2 đến thứ 7: 7h30 - 16h (Riêng thứ 7 chỉ khám vào buổi sáng: 7h30 - 11h00)
Giá khám400.000đ/lượt (tái khám: 300.000đ/lượt)

2. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Minh Khuyên

  • Nguyên Trưởng khoa lâm sàng, Bệnh tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh
  • Học chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y khoa Huế
  • Tốt nghiệp Tâm lý trị liệu, trường Tâm lý thực Hành Paris (Psychology practique de Paris)

Bác sĩ Trần Minh Khuyên là một trong những bác sĩ tâm thân có tư vấn cả tâm lý đáng tin cậy tại TPHCM. Với chuyên môn vững vàng, linh hoạt, bác sĩ Trần Minh Khuyên có thể vừa trị liệu tâm lý và vừa kết hợp sử dụng thuốc với các trường hợp trẩm cảm khi mang thai một cách hiệu quả.

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Bác sĩ Trần Minh Khuyên

Địa chỉPhòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM
Lịch khámThứ 2 đến thứ 6: 8h00 - 15h30
Giá khám250.000đ - 500.000đ/ lượt

3. Tiến sĩ, Chuyên gia Tâm lý Sunny Đặng Phương

  • Trưởng Phòng Tham vấn Tâm Lý PCASE - Viện Tâm Lý giáo dục Pháp Luật (2010 - 2013)
  • Trưởng ban Tâm Lý giáo dục của Unesco Văn Hóa Thông tin truyền thông (2013 - 2016)
  • Tổng giám đốc Viện Tâm Lý SUNNYCARE (2016 - nay)
  • Tốt nghiệp cử nhân Tâm lý học (Canada); Tốt nghiệp Thạc sỹ Tâm Lý Giáo dục; Tiến sĩ Tâm Lý học Lâm sàng, tham vấn trị liệu

Tiến sĩ Sunny Đặng Phương là chuyên gia tâm lý hoạt động tích cực. Cô thường xuyên tham gia các chương trình tâm lý tại Kênh Tắt Đèn Cài Then của Đài truyền hình Quốc Hội, Kênh VOV giao thông; Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM cũng như viết bài và biên tập cho báo vnexpress, báo Phụ nữ Việt Nam, tập san Phụ nữ Thế Giới,...

Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương
Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương - Ảnh: sunnydangphuong.com

Khám, tư vấn trầm cảm khi mang thai với Chuyên gia tâm lý Sunny Đặng Phương

Cũng tương tự như chuyên gia tâm lý Phạm Văn Tư bên trên, Tiến sĩ Sunny Đặng Phương có chi phí tham vấn khá cao so với các bác sĩ tâm thần.

Địa chỉViện Tư vấn Tâm lý SunnyCare: Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, TPHCM
Lịch khámTất cả các ngày trong tuần
Giá khám1.800.000đ/ 60 phút

Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm hoặc nghi ngờ trầm cảm có thể khám, tư vấn với bác sĩ Tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý qua video trực tuyến. Trong các bác sĩ, chuyên gia trên đây, có Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Tiến sĩ Phạm Văn Tư, Chuyên gia Sunny Đặng Phương có tư vấn online, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.

Qui trình thăm khám nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả cao mà bà bầu không cần đến bệnh viện, chỉ cần ở nhà với một điện thoại kết nối với bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi Video.

Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho những chị em đang gặp vấn đề với trầm cảm khi mang thai và người thân. Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Quang, nguyên Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần TPHCM.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://vienyhocungdung.vn/tram-cam-trong-thai-ky-2015122609464761.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/