Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực cạnh tranh, áp lực công việc, những thói quen không lành mạnh cùng với xu hướng di truyền, mất cân bằng hóa học trong não khiến cho nhiều người bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau.
Có rất nhiều biện pháp để cải thiện chứng trầm cảm như sử dụng các liệu pháp tâm lý, hoặc các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần tạo thói quen, sở thích và cách cách khác để tự giúp mình thoát khỏi trầm cảm. Có như vậy thì mới có hiệu quả tốt.
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn về các phương pháp điều trị trầm cảm (trị liệu tâm lý, dùng thuốc) thì có thể tham khảo bài viết sau: Phương pháp điều trị trầm cảm
Nội dung sau đây, BookingCare chủ yếu gợi ý những mẹo đơn giản mà bạn có thể tự điều chỉnh được, kết hợp với phương pháp điều trị trầm cảm mà bác sĩ tư vấn cho bạn để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Những điều này được đúc kết từ chính kinh nghiệm của những người đã ổn định được căn bệnh trầm cảm của mình, gồm có:
Ngoài ra, thăm khám và kiên trì điều trị với bác sĩ chuyên khoa là điều rất quan trọng. Đặc biệt khi bạn đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, như vậy có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nếu không có thời gian đi khám tại bệnh viện, phòng khám được, bạn có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa để thuận tiện hơn.
Theo BSCKI Nguyễn Thị Cẩm Tú, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học trong quá trình điều trị.
Tránh đồ uống chứa caffein
Tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc thức uống tăng lực, nếu bạn muốn kiểm soát trầm cảm, vì những thức uống này có thể làm cho các triệu chứng trầm cảm nặng hơn.
Tăng lượng omega-3
Axít béo omega-3 là chất béo thiết yếu rất quan trọng với cơ thể, chúng có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ tươi. Khảo sát đã cho thấy người dân của một quốc gia tiêu thụ cá càng thấp thì khả năng mắc trầm cảm lại cao lên.
Tăng tiêu thụ các nhóm vitamin B
B-vitamin loại axit folic là một trong 7 chất dinh dưỡng giúp bình thường hóa hoạt động của homocysteine. Việc thiếu axit folic, vitamin B3, B6, magiê và kẽm đều có liên quan với trầm cảm.
Khi homocysteine có nồng độ thấp đồng nghĩa với việc bộ não của bạn hoạt động tốt trong việc giữ cân bằng hóa học. Hãy ăn nhiều trái cây, rau quả, các loại quả và hạt trong bữa ăn, do chúng chứa nồng độ cao các chất dinh dưỡng trên và nhiều loại vitamin bổ sung.
Tăng lượng serotonin bằng các amino axit
Serotonin được tạo ra trong cơ thể và não từ một amino axit gọi là tryptophan. Trytophan có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu, và trứng cá hồi, chuối, socola, yến mạch, hạt hướng dương...
Cân bằng đường huyết
Tất cả các loại thức ăn chứa carbohydrate được phân hủy thành glucose và glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho não của bạn. Vì vậy, bạn cần nạp một lượng tinh bột vừa đủ.
Ăn nhiều rau xanh, các loại hạt; ăn thành nhiều bữa khi mệt không muốn ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết, hoặc ăn bữa phụ...hoặc tập thể dục để tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, thúc đẩy cơ thể thu nạp thêm năng lượng
Tăng lượng crôm
Loại khoáng chất này rất cần thiết cho việc giữ cân bằng đường huyết. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung crom ở một mức độ thích hợp cho những người bị trầm cảm có thể mang lại sự cải thiện lớn.
Thực phẩm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô, hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm.
Trên đây là một số phương pháp hỗ trợ khi bạn mắc trầm cảm. Tất nhiên, cách hiệu quả nhất để thoát khỏi trầm cảm là kết hợp cả 3 phương pháp: Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, Trị liệu tâm lý và Tự thay đổi nhận thức.
Vượt qua trầm cảm là hành trình dài cần sự kiên trì và nghiêm túc điều trị từ bệnh nhân. Thay vì chịu đựng những áp lực và khổ tâm này trong thời gian dài, bạn hãy dần dần tạo những thói quen tốt, suy nghĩ tích cực để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.