Khái niệm stress chắc rằng đã quá quen thuộc với nhiều người chúng ta. Hàng ngày bản thân mỗi chúng ta có thể gặp trạng thái stress vào một thời điểm nào đó. Hoặc nghe những lời than phiền về nó ở những người xung quanh chúng ta.
Stress hiện diện trong cuộc sống và sức khỏe tinh thần của mỗi người. Stress ở mức độ hợp lý có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và nâng cao hiệu quả công việc.
Vấn đề là, chúng ta hay gặp stress thường xuyên quá độ, diễn ra liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Stress gây nên sự uể oải, chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém,...và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.
Stress (hay còn gọi là căng thẳng) có dấu hiệu ban đầu là mất ngủ. Ban đầu không thường xuyên nhưng sau đó thường xuyên, mất ngủ suốt đêm. Sau đó là những triệu chứng căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, mất khả năng tập trung.
Stress kéo dài mà không được giải tỏa, tư vấn điều trị có thể dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng của stress rất phong phú, đơn giản như đau đầu, căng thẳng, đau lưng, khó tiêu hoặc tim đập nhanh. Nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức tư duy, chẳng hạn như tập trung kém và thiếu quyết đoán.
Triệu chứng cảm xúc của stress bao gồm khóc, khó chịu và bực mình. Stress cũng có thể hiển thị dưới các hành vi tiêu cực...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú, Stress do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là áp lực công việc, gia đình, sau khi sinh, do sức khỏe, bệnh nan y...