Phồng đĩa đệm? Chữa phồng đĩa đệm không dùng thuốc hay phẫu thuật

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 05/11/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Phồng đĩa đệm? Chữa phồng đĩa đệm không dùng thuốc hay phẫu thuật
Một số tình trạng bệnh thường gặp ở đĩa đệm (Ảnh minh họa)

Cột sống có 24 đốt xương, và mỗi đốt xương được ngăn cách bởi đĩa đệm, đĩa đệm sẽ giúp các đốt xương chuyển động. Thông thường, các đĩa đệm sẽ nằm ở giữa các đốt xương nhưng khi đĩa đệm bị biến dạng, bắt đầu bị lệch ra ngoài nhưng vẫn còn nằm trong bao xơ, dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm. Nặng hơn nhân nhầy đã thoát khỏi bao xơ và chèn ép dây thần kinh, khi đó bệnh nhân được chuẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm.

Phồng đĩa đệm là tình trạng xuất hiện khi đĩa đệm bị trật ra khỏi vị trí bình thường và tạo ra một bong bóng ngoài đĩa đệm như mô hình này. Và căn bệnh này khá phổ biến ở đốt sống L5-L4, L5-S1.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4, L5 và L5-S1 là vì L4, L5, S1 nằm ở cuối cột sống, tạo ra rất nhiều áp lực lên các vị trí cuối cột sống, những vị trí còn lại phía trên cột sống sẽ ít chịu áp lực hơn. Vì vậy, đĩa đệm các vị trí ở cuối đốt sống sẽ có xu hướng bị lệch ra ngoài nhiều hơn và dễ bị phồng lên gây chèn ép dây thần kinh.

Triệu chứng phồng đĩa đệm 

Đĩa đệm căn bản không có dây thần kinh, khi đĩa đệm phồng lên nó không chạm vào gì cả nên không có dấu hiệu, bệnh nhận chỉ có biểu hiện đau khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nhưng trong trường hợp này đĩa đệm sẽ bị phồng lên phía trước không chạm vào bất cứ gì và bạn có thể thấy rõ điều đó trong phim MRI nhưng bệnh nhân không có biểu hiện đau nào cả.

Và khi đĩa đệm phồng ra phía sau, chèn vào dây thần kinh sẽ dẫn đến các cơn đau tại bất cứ dây thần kinh của bộ phận nào mà nó chạm đến như lưng, từ lưng lan xuống chân và đó trở thành các biểu hiện thường nhận thấy của phồng đĩa đệm.

Thông thường những vị trí đĩa đệm thường xuyên xảy ra vấn đề nhất là tại vị trí lưng dưới L4-S1, L5-L4 chứ rất hiếm khi xuất hiện ở những đốt sống cao hơn. Khi xảy ra vấn đề ở L4, L5, S1 bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở lưng, lan xuống mông và chân.

Đĩa đệm của các đốt sống cao hơn thường chỉ gặp vấn đề trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng như tại nạn xe cộ, té ngã nặng…. nhưng xác suất là rất hiếm.

Phồng đĩa đệm (Ảnh: ACC)

Chữa phồng đĩa đệm 

Nếu ở giai đoạn phồng đĩa đệm, bệnh nhân được chẩn đoán sớm, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kèm theo các bài tập thể dục bổ trợ, khi ấy đĩa đệm có thể lành rất nhanh.

Trong trường hợp nhân nhầy trong đĩa đệm đã phá vỡ bao xơ, và chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, thì biến chứng nghiêm trọng nhất là gây liệt vận động. Ngoài ra, một biến chứng khác nhẹ hơn của phồng đĩa đệm là những cơn đau mãn tính thường xuyên.

Khi vấn đề về đĩa đệm trở nặng, ngay cả khi bệnh nhân được điều trị hay thậm chí can thiệp phẫu thuật thì tình trạng cũng không mấy cải thiện, và bệnh nhân phải sống với những cơn đau ấy đến suốt đời. Đó là hai biến chứng nghiêm trọng nhất của phồng đĩa đệm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Trị liệu Thần kinh Cột sống tại Phòng khám ACC 

Phồng đĩa đệm có thể chữa khỏi bằng Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho bênh phồng đĩa đệm là trị liệu thần kinh cột sống, với phương pháp này các bác sĩ sẽ cẩn thận dùng tay nắn chỉnh các đốt xương gần đĩa đệm bị phồng vào đúng vị trí, giúp cho đĩa đệm di chuyển vào vị trí cũ và có cơ hội hồi phục lại.

Nhiều bệnh lý về xương và đĩa đệm được điều trị hoàn toàn và hiệu quả bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống này. Ngoài ra, bệnh nhân còn kết hợp với phương pháp giảm áp cột sống theo tư thế đứng, giảm áp trong tư thế đi lại, theo tư thế ngồi. Khi đĩa đệm đang bị phồng, nếu đốt xương quanh đó được kéo giãn theo chiều ngược lại sẽ tạo điều kiện cho đĩa đệm quay lại vị trí cũ.

Một trong những địa chỉ chuyên sâu và nổi tiếng về Trị liệu thần kinh cột sống đó là Phòng khám ACC, phòng khám có nhiều cơ sở cả ở Hà Nội và TP HCM. Hiện nay, phòng khám ACC có hệ thống máy Pneumex với bảy bước kéo giãn giảm áp cột sống khác nhau. Sau khi cột sống đã được giảm áp, bệnh nhân cần kết hợp một số bài tập trị liệu chuyên biệt cho cột sống để phục hồi chức năng các vùng cơ xung quanh và đĩa đệm, giúp bênh nhân điều trị tận gốc căn bệnh và tránh tái đau trở lại.

Trị liệu thần kinh cột sống là một cách điều trị không dùng thuốc và phẫu thuật bởi vì thuốc giảm đau không hề giải quyết đươc vấn đề mà chỉ giải quyết được triệu chứng. Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp điều trị tự nhiên, tìm ra căn nguyên bệnh, điều trị tận gốc, chứ không phải đơn giản là chỉ giảm đau.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp hiện đại và hiệu quả (Ảnh: ACC)

Thông thường bệnh nhận cần 6-8 tuần để điều trị, trong 1, 2 tuần đầu điều trị bắt đầu thấy tiến triển tốt, 2 tuần sau đó bệnh nhân hồi phục rất nhanh và từ tuần thứ 6 – thứ 8 đã có thể khỏe lại bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn không thay đổi lối sống vẫn ngồi quá nhiều, không tập thể dục thì cho dù bác sĩ đã điều trị khỏi bệnh cho bạn, một ngày nào đó chắc chắn rằng bệnh cũng quay trở lại.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa phồng đĩa đệm không dùng thuốc hay phẫu thuật. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Bác sĩ Wade Brackenbury – Chuyên khoa Thần kinh cột sống – Phòng khám ACC
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/