Những điều cần biết về huyết áp tâm trương
Những điều cần biết về huyết áp tâm trương
Những điều cần biết về huyết áp tâm trương - Ảnh: BookingCare
Những điều cần biết về huyết áp tâm trương - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về huyết áp tâm trương

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 06/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 29/11/2023
Huyết áp tâm trương là một trong những chỉ số quan trọng trong chẩn đoán tăng huyết áp. Khi chỉ số này biến động cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Hai chỉ số không thể thiếu khi chẩn đoán tăng huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương thể hiện áp lực máu tác động máu tác động lên thành mạch khi tim đang trong giai đoạn nghỉ. Chỉ số này có thể lên quá cao hoặc quá thấp, cần nhận biết rõ các trường hợp này để có phương án điều trị phù hợp.

Huyết áp tâm trương là gì

Huyết áp tâm trương là áp lực của dòng máu lên thành mạch lúc tim nghỉ giữa 2 lần co bóp.

Khi bạn đo huyết áp, dù đo ở nhà hay ở phòng khám, hoặc dù bạn đo bằng dụng cụ nào thì chỉ số đo huyết áp luôn được đọc bằng hai chỉ số. Trong đó:

  • Số đứng trước: Được xác định là huyết áp tâm thu, là chỉ số huyết áp cao nhất ghi lại được khi áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này luôn lớn hơn, được đọc trước và cũng hiên thị trước hoặc bên trên màn hình theo dõi huyết áp điện tử
  • Số đứng sau: Được xác định là huyết áp tâm trương, là chỉ số huyết áp thấp nhất ghi lại được của áp lực máu lên thành động mạch khi tim nghỉ (tim giãn ra). Chỉ số huyết áp tâm trương luôn nhỏ hơn huyết áp tâm thu và thường được đọc sau, hiễn thị sau hoặc bên dưới màn hình theo dõi huyết áp điện tử

Ví dụ, chỉ số huyết áp đo được là 130/80 mmHg, có nghĩa là chỉ số huyết áp tâm thu là 130 và chỉ số huyết áp tâm thu là 80. Đơn vị đo áp lực máu lên thành mạch là mmHg (đọc là milimet thúy ngân).

Thông qua chỉ số huyết áp tâm trương giúp phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và là động lực giúp máu chảy liên tục trong lòng động mạch.

Chỉ số huyết áp tâm trương như thế nào là bình thường?

Chỉ số huyết áp được coi là bình thường đối với hầu hết người trưởng thành là dưới 120/80. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có huyết áp bình thường thấp hơn một chút. Người lớn tuổi cũng có thể có huyết áp cao hơn hoặc thấp hơn cũng được coi là bình thường.

Cần có sự chênh lệch nhất định giữa hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu sự chênh lệch này bằng hoặc nhỏ hơn 20 mmHg, tức là trường huyết áp kẹp và cần phải cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra, dựa vào chỉ số huyết áp tâm trương cũng giúp các bác sĩ xác định được phân độ tăng huyết áp mà người bệnh đang mắc phải để có phương hướng điều trị phù hợp. Thông thường tăng huyết áp tâm trương do tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của thành mạch, tuổi càng cao thì thành mạch càng cứng, căn cứ vào chỉ số huyết áp tâm trương, mức độ tăng huyết áp của người bệnh được phân độ cụ thể như sau:

  • Chỉ số huyết áp tâm trương trong khoảng giá trị từ 90-99 mmHg là tăng huyết áp độ 1, có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống kèm dùng thuốc tạm thời
  • Chỉ số huyết áp tâm trương trong khoảng giá trị từ 100-109 mmHg là tăng huyết áp độ 2 và có thể cần phải dùng thuốc kéo dài
  • Chỉ số huyết áp tâm trương trong khoảng giá trị ≥ 110 mmHg là tăng huyết áp độ 3 - trường hợp tăng huyết áp nặng, người bệnh sẽ phải đối măt với nguy cơ đột quỵ và suy tim

Một số trường hợp cần lưu ý về sự thay đổi của huyết áp tâm trương

Chỉ số huyết áp tâm trương xuống quá thấp hoặc lên quá cao cũng thể hiện những bất thường đối với sức khỏe của bạn và cần phải nhận biết  sớm để điều trị kịp thời.

Huyết áp tâm trương xuống quá thấp

Trường hợp huyết áp tâm trương thấp, hay còn gọi là hạ huyết áp tâm trương đơn độc khi huyết áp tâm trương xuống dưới 60 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu vẫn ở mức bình thường.

Điều này phản ánh thời gian nghỉ của tim quá dài, các động mạch vành không cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cần thiết dẫn đến chức năng tim suy giảm.

Một số triệu chứng nhận biết huyết áp tâm trương xuống thấp:

  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Lú lẫn, mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Hạ thân nhiệt, da nhợt nhạt
  • Thở nhanh
  • Đánh trống ngực
  • Đau đầu

Huyết áp tâm trương tăng quá cao

Ngược lại với trường hợp huyết áp tâm trương thấp là hiện tượng huyết áp tâm trương cao, Chỉ số huyết áp tâm trương được cho là cao khi vượt ngưỡng 80 mmHg.

Tương tự với trường hợp hạ huyết áp tâm thu đơn độc thì cũng có trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Theo Cục Y tế dự phòng, tăng huyết áp tâm thu đơn độc được xác định khi huyết áp tâm thu < 140 mmHg và huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh lý này hoàn toàn có thể xảy ra với người trẻ tuổi và làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh tim hoặc tử vong.

Các triệu chứng biểu hiện của tăng huyết áp tâm thu đơn độc:

  • Đổ mồ hôi nhiều 
  • Cơ bị yếu, mất sức mạnh
  • Buồn nôn

  • Khó thở

  • Đau đầu

  • Lú lẫn

  • Vấn đề về thị giác

Khi huyết áp tâm trương tăng quá cao hoặc quá thấp đều gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Người bệnh cần theo dõi chỉ số huyết áp của mình thường xuyên và thực hiện thăm khám y tế khi có dấu hiệu bất thường về các chỉ số huyết áp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare