Những điều cần biết về quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF
Những điều cần biết về quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF
Những điều cần biết về quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 01/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/12/2023
Phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản nhanh nhất và có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình IVF để bạn có thể chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi thực hiện.

Thụ tinh ống nghiệm là một trong những kỹ thuật được thực hiện để hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn. Với kỹ thuật này, tinh trùng và trứng sẽ tạo thành phôi qua hình thức thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Phôi sau khi đã được trải qua khoảng thời gian nuôi cấy nhất định sẽ được đưa vào tử cung để hình thành bào thai. 

Quy trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm

Kích thích buồng trứng

  • Trước và trong khi thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ theo dõi buồng trứng và thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ đảm bảo rằng buồng trứng của bạn đang sản sinh trứng và nồng độ hormone là bình thường.
  • Hầu hết phụ nữ dùng thuốc sinh sản hoặc hormone trong thời gian này để kích thích buồng trứng sản sinh một hoặc nhiều trứng. Có nhiều trứng để thụ tinh sẽ làm tăng cơ hội mang thai.

Chọc hút trứng

  • Trước khi chọc hút trứng, người phụ nữ cần nhịn ăn để không ảnh hưởng đến khâu gây mê. Sau đó,bác sĩ chọc hút trứng, lưu lại viện 2 - 3 giờ để theo dõi sức khỏe. Trứng và dịch nang sau khi được chọc hút sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm. 
  • Đối với bước này, bạn sẽ được gây mê tĩnh mạch Sau đó, dịch sẽ được lấy ra khỏi các nang bằng cách hút nhẹ với một cây kim rất nhỏ được đưa qua thành âm đạo trên. Khi hút được nang trứng xong, noãn bào được phân lập khỏi dịch nang trứng. Trứng được đặt trong đĩa cấy đặc biệt và được đưa vào lồng ấp.

Thụ tinh

  • Sau khi đã chọn lựa được tinh trùng và trứng có chất lượng tốt nhất, trứng và phôi sẽ được chuyển đến phòng Lab để tiến hành tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm khoảng 2 - 5 ngày, sau đó được đưa ngược trở lại buồng tử cung của người phụ nữ. Chỉ khi phôi đạt chuẩn chất lượng thì mới được đưa vào tử cung, số phôi dư được đem trữ đông dự phòng cho những lần thụ tinh sau đó.

Chuyển phôi 

  • Sau thời gian được nuôi cấy, bác sĩ sẽ thông báo để cặp vợ chồng được biết về chất lượng và số lượng phôi được tạo thành. Cả hai bên cũng sẽ thống nhất về số phôi sẽ chuyển vào buồng tử cung và số phôi trữ lạnh. 
  • Để chuyển phôi, đưa 1 hoặc nhiều phôi tươi hoặc phôi rã đông sau trữ lạnh vào trong buồng tử cung, bằng catheter qua kênh ống cổ tử cung 
  • Sau chuyển phôi người phụ nữ không nhất thiết cần nằm theo dõi tại bệnh viện, những vấn được khuyến khích nằm nghỉ 3 - 4 giờ sau thủ thuật. 

Kiểm tra kết quả

Phôi sau khi đã ở trong tử cung khoảng 2 tuần thì người vợ sẽ được làm xét nghiệm beta HCG trong nước tiểu hoặc máu để kiểm tra xem đã đậu thai hay chưa. 

Không chỉ là bệnh lý từ chức năng sinh sản, mà chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày của cặp vợ chồng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện IVF.  Các cặp vợ chồng cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý để có 1 kết quả tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết