Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng có sinh thiết

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 23/02/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nội soi thực quản – dạ dày- tá tràng có sinh thiết là đưa ống soi dạ dày qua đường miệng vào thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng. Trong quá trình này có lấy các mảnh thực quản, dạ dày hoặc tá tràng để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Minh họa nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng
Minh họa nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng

Phương pháp nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng có sinh thiết

Nội soi thực quản – dạ dày - tá tràng có sinh thiết là đưa ống soi dạ dày qua đường miệng vào thực quản rồi xuống dạ dày và tá tràng nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những bệnh lý của thực quản, dạ dày và tá tràng.

Trong quá trình này có lấy các mảnh thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bằng kìm sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Chỉ định khi nào

  • Đau thượng vị, nôn không rõ nguyên nhân, hội chứng trào ngược
  • Thiếu máu, gầy sút cân
  • Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường
  • Nuốt nghẹn
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau
  • Cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm
  • Bệnh polyp gia đình
  • Bệnh Crohn

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trước khi quyết định thực hiện nội soi tiêu hóa. Không nên tự tìm hiểu trên internet và đăng ký nội soi khi chưa biết vấn đề của mình là gì. 

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Các bệnh lý có rối loạn đông cầm máu như: Hemophilie, Lơ xê mi, xuất huyết giảm tiểu cầu…
  • Các bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản như bỏng thực quản do hóa chất và thuốc gây hẹp thực quản.
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp
  • Suy hô hấp, khó thở do bất cứ nguyên nhân gì, ho nhiều

Chống chỉ định tương đối:

  • Người bệnh tâm thần không phối hợp được
  • Tụt huyết áp

Xem thêm 

Chuẩn bị nội soi

Cán bộ thực hiện qui trình kỹ thuật

01 bác sĩ chuyên khoa nội soi tiêu hóa, 2 điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên

Phương tiện

  • Máy nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng ống mềm, loại cửa sổ thẳng và các dụng cụ đi kèm máy nội soi

Người bệnh

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi. Người bệnh phải được giải thích kỹ về lợi ích và tai biến của thủ thuật và ký giấy cam đoan đồng ý soi
  • Nếu bệnh nhân nội trú phải có bệnh án

Các bước tiến hành

  • Bệnh nhân nằm nghiêng trái. Chân phải co, chân trái duỗi
  • Được gây tê vùng hầu họng bằng Xylocain 2% hoặc Lidocain 10%
  • Đưa máy soi qua miệng, họng vào thực quản, dạ dày, tá tràng bơm hơi và quan sát.
  • Khi phát hiện vùng tổn thương nghi ngờ, điều dưỡng đưa kìm sinh thiết qua kênh của máy và bác sĩ nội soi dùng kìm sinh thiết bấm từ 4 đến 6 mảnh cho vào ống đựng phóc môn để gửi xét nghiệm mô bệnh học.

Tai biến và xử trí

  • Nếu có chảy máu tại nơi vừa sinh thiết: tiêm cầm máu tại chỗ bằng Adrenalin 1/10000. Nếu tiếp tục chảy máu có thể dùng kẹp Clip để cầm máu.
  • Các tai biến khác và xử trí giống nội soi dạ dày không sinh thiết
 
 
Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Đào Văn Long (chủ biên) - Qui trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành Tiêu hóa - Nhà Xuất bản Y học 2015.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/