Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động
Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động
Trẻ hiếu động và tăng động
Khả năng kiểm soát hành vi là một sự khác biệt giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động - Ảnh: Pixabay

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 16/03/2021 | Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý. Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ chia sẻ với các phụ huynh về vấn đề này trong nội dung dưới đây.

Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về rối loạn tâm thần này ở trẻ em, chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng sẽ cung cấp và chia sẻ các thông tin hữu ích trong nội dung dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Vì sao cha mẹ lại nhầm lẫn giữa bé hiếu động và bé tăng động

Bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Ở cả hai trường hợp, trẻ đều có những biểu hiện nghịch ngợm, chạy nhảy, nói chuyện liên tục, nếu không quan sát kỹ sẽ khó nhận ra đâu là hiếu động, đâu là tăng động giảm chú ý.

Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.

Do vậy, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin cho người đọc qua bài viết này.

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động khác nhau như thế nào

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống, suy giảm các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.

Ví dụ như khi xem phim hoạt hình, truyện tranh, trẻ nhỏ thường phải tập trung cao độ để theo dõi từ đầu tới cuối, thế nhưng đối với trẻ tăng động, dù bộ phim đó có hay đến đâu, chúng cũng không thể tập trung để ngồi xem trong một thời gian dài. Trẻ tăng động không duy trì được sự tập trung, chú ý lâu và tùy thuộc vào mức độ giảm chú ý.

Trái lại, trẻ nghịch ngợm có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú, cũng như thể hiện sự khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền. 

Trong môi trường lạ, bản năng trẻ sẽ có sự thăm dò, để ý cảm nhận của những người xung quanh, kiểm soát bản thân tránh trừng phạt, nhưng trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng đó.

Trẻ nghịch ngợm có thể tự điều chỉnh mình khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch khi thấy môi trườngcó sự an toàn như người thân/ người chăm sóc bên cạnh/ trong tầm nhìn của trẻ, trong khi đó trẻ tăng động không phân biệt được khi nào cần kiềm chế, khi nào có thể tự do chơi đùa.

Bảng so sánh đơn giản sau có thể giúp cha mẹ có nhận thức rõ ràng hơn về hiếu động và tăng động:

  Hiếu động  Tăng động giảm chú ý
Khái niệm  Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi Là một dạng rối loạn do bất thường ở não, hoặc nhằm thích ứng với sự phát triển của xã hội (theo tâm lý học tiến hóa) và nhiều nguyên do khác. Các biểu hiện xuất hiện nhiều hơn ở 1 nơi
Tuổi mắc  Xuất hiện khi bé mới biết đi, đặc biệt trong những năm đầu học tiểu học, sau khi trẻ thay đổi phương pháp giáo dục, phát triển nhận thức và dần hết khi lớn lên Xuất hiện ở các bé dưới 12 tuổi, có xu hướng kéo dài

Mức độ

hành vi

  • Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc 
  • Có thể ngồi yên > 10 - 15 phút
  • Biết nghe lời khi được nhắc nhở
  • Nói nhiều tùy lúc
  • Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác 
  • Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở 
  • Thường cử động tay, chân liên tục hoặc đứng ngồi không yên.
  • Thường chạy quanh hoặc leo trèo trong tình huống không thích hợp.
  • Thường rời khỏi chỗ trong các trường hợp cần phải giữ nguyên vị trí.
  • Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí một cách trật tự.
  • Nhanh nhảu trả lời trước khi nghe đủ câu hỏi (không phải vì đã biết trước câu hỏi).
  • Ngắt lời hoặc xâm phạm đến vấn đề của người khác (VD: có thể tự ý sử dụng đồ vật của người khác mà không hỏi/nhận được sự cho phép)
Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên Không có kết quả mà phải can thiệp trong thời gian dài cả về tâm lý và y học

Điều trị rối loạn tăng động ở trẻ như thế nào

Theo chuyên gia Tuyết Hồng, Nếu nghi mắc rối loạn tăng động, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà trị liệu tâm lý được đào tạo chuyên sâu để có được đánh giá chính xác và lời khuyên phù hợp nhất. Phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:

Trị liệu tâm lý

Có hai phương pháp trị liệu là trị liệu về hành vi và trị liệu về nhận thức. Khi nhận thấy trẻ có mối quan hệ không được hòa hợp với bạn bè, mất đi khả năng kiềm chế, có những lời nói khác thường, bạn nên đưa trẻ đi trị liệu.

Trị liệu hành vi lợi dụng nguyên lý phản ứng lại với những điều kiện xung quanh từ đó khiến đứa trẻ bộc lộ rõ ràng những tính cách, tâm lý tích cực lẫn tiêu cực của mình. Sau đó dạy cho trẻ kỹ năng thích hợp để giao lưu với xã hội, dùng những hành vi có hiệu quả để thay thế những hành vi không phù hợp.

Trị liệu bằng thuốc

Trị liệu bằng thuốc có thể giúp cải thiện phần nào năng lực chú ý cũng như giảm bớt hoạt động ở trẻ, nâng cao thành tích học tập. Thông thường những thuốc này có thành phần kích thích thần kinh, giúp tăng phân loại các kích thích từ môi trường từ đó trẻ có thể phân biệt điều gì nên chú ý, điều gì không.

Thay đổi môi trường quản lý và giáo dục

Những đứa trẻ tăng động cần có một môi trường quản lý đặc biệt và giáo dục tâm lý riêng, tránh những hành vi trách phạt hay giáo dục một cách bạo lực.

Phương pháp phù hợp với chúng là thường xuyên cổ vũ, biểu dương khi chúng làm đúng, nâng cao mức độ tự tin và tự giác của trẻ.

Huấn luyện cho cha mẹ

Cha mẹ cần phải giải quyết những vấn đề trong gia đình một cách ổn thỏa, không cãi nhau để ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, tránh cho trẻ bị kích động.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần phải nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức liên quan tới chứng tăng động giảm chú ý để có những phương pháp xử lý thích hợp, nắm bắt tâm lý trẻ nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare