Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào?
Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào?
Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào?
Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào? - Ảnh: BookingCare

Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 06/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 06/12/2023
Phụ huynh có thể tham khảo và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả cho trẻ dưới đây. 

Không thể hoàn toàn tránh được bệnh cúm, nhưng phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp được khuyến cáo dưới đây để bảo vệ và giảm thiểu nguy cơ mắc cúm cho trẻ em.

Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ em bằng cách nào?

Tiêm phòng vắc xin

Trẻ nên được tiêm vắc xin cúm hàng năm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc xin cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm nguy cơ mắc cúm nghiêm trọng và phải nằm viện do cúm. Vắc-xin cúm cũng làm giảm nguy cơ tử vong vì cúm.

Dữ liệu gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy nguy cơ mắc bệnh cúm giảm 40% đến 60% ở những người tiêm phòng cúm hàng năm. Một trong những yếu tố quan trọng nhất về hiệu quả của vắc xin là mức độ phù hợp với các chủng virus phổ biến nhất mỗi năm.

Các biện pháp hạn chế sự lây lan virus cúm

Vắc-xin cúm không có hiệu quả 100%, vì vậy cần phải thực hiện một số biện pháp để giảm sự lây lan của virus: 

  • Rửa tay: Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn với nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 
  • Tránh chạm vào mặt: Giữ tay xa mắt, mũi và miệng vì virus thâm nhập gây bệnh thông qua các vị trí này. Đối với trẻ sơ sinh, hãy tránh việc thơm hay hôn lên má, mặt, tay trẻ.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi: Để tránh phát tán virus ra không khí trong trường hợp mắc cúm.
  • Vệ sinh các bề mặt thường xuyên: Vệ sinh các bề mặt thường chạm vào như tay nắm cửa, mặt bàn,... để ngăn chặn sự lây lan khi chạm vào bề mặt có virus trên đó.
  • Tránh tụ tập nơi đông người: Bệnh cúm dễ lây lan ở nơi đông người như trường học, toà nhà, siêu thị, trên các phương tiện giao thông công cộng,.... Bằng cách tránh đám đông trong mùa cúm cao điểm, có thể giúp trẻ hạn chế mắc cúm.
  • Cho trẻ đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với nhiều người khác hoặc ở nơi tập trung đông người.
  • Tránh tiếp xúc gần với người có dấu hiệu bị cúm. Đặc biệt nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, người bị cúm nên chủ động cách ly để hạn chế lây cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị cúm: Nên cho trẻ nghỉ học và ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cúm cho người khác.

Bệnh cúm có thể phòng ngừa nhờ vào các biện pháp tiêm vắc xin và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn. Hy vọng với những hướng dẫn đơn giản trên, phụ huynh có thể giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cúm và chăm sóc trẻ hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare