Phương pháp điều trị bệnh nấm da và những lưu ý cần biết trong quá trình điều trị
Điều trị bệnh nấm da
Điều trị bệnh nấm da - Ảnh: BookingCare

Phương pháp điều trị bệnh nấm da và những lưu ý cần biết trong quá trình điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 08/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Có nhiều biện pháp điều trị bệnh nấm da. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài phương pháp điều trị bệnh nấm da tại nhà nhanh chóng, hiệu quả.

Nấm da là bệnh lý da liễu thường gặp ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao như Việt Nam. Bệnh nấm da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài dai dẳng đồng thời gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy khó chịu và có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không điều trị đúng cách. 

Những lưu ý khi điều trị bệnh nấm da

  • Khi phát hiện trên da có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để nhận được kết luận chính xác.
  • Sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bôi hoặc uống các loại thuốc không rõ thành phần. Điều này có thể gây kích ứng và khiến tình trạng chuyển biến nặng hơn.
  • Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã biến mất, người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng thuốc như trong thời gian bác sĩ đã chỉ định, tránh tình trạng bệnh tái phát.

Các biện pháp điều trị bệnh nấm da

Nguyên tắc điều trị: Sử dụng thuốc kháng nấm liên tục và đủ liều lượng, đủ thời gian. Đa số là sử dụng thuốc điều trị nấm tại chỗ. Trường hợp nhiễm trùng lan rộng, khó điều trị tại chỗ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống; kết hợp các yếu tố vệ sinh và chăm sóc tại chỗ; tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế lây bệnh cho người khác,…

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tổn thương và cá thể người bệnh, có thể kéo dài từ 7 ngày đến 12 tuần.

Uống hoặc bôi thuốc điều trị nấm

Nấm ngoài da thường được điều trị bằng các loại thuốc mỡ, thuốc nước hoặc thuốc chống nấm không kê đơn bôi lên da trong 2 đến 4 tuần. Có nhiều sản phẩm không kê đơn có sẵn tại các hiệu thuốc mà người bệnh có thể tham khảo, bao gồm:

  • Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex)
  • Miconazole (Aloe Vesta Antifungal, Azolen, Baza Antifungal, Carrington Antifungal, Critic Aid Clear, Cruex Prescription Strength, DermaFungal, Desenex, Fungoid Tincture, Micaderm, Micatin, Micro-Guard, Miranel, Mitrazol, Podactin, Thuốc kháng nấm, Thuốc kháng nấm Secura)
  • Terbinafine (Lamisil)
  • Ketoconazol (Xolegel)
  • Thuốc nước: ASA, BSI,...

Điều trị nấm da từ nguyên liệu thiên nhiên

Bên cạnh việc điều trị nấm da bằng các loại thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp trị nấm bằng các thành phần thiên nhiên. Đây là những nguyên liệu có trong những bài thuốc trị nấm bằng phương pháp đông y rất hiệu quả.

  • Nha đam: Theo nhiều nghiên cứu, nha đam có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Thoa gel được chế biến từ cây nha đam lên các sang thương nhiễm nấm ngoài da từ 3-4 lần mỗi ngày. Gel này cũng có tác dụng làm mát, do đó nó có thể làm giảm ngứa và sưng ngoài da.
  • Nghệ: Một thành phần có trong nghệ là curcumin -  được cho là thành phần mang lại các đặc tính tốt cho sức khỏe của nghệ. Đã có nhiều nghiên cứu về các khả năng kháng vi si vật mạnh mẽ của loại gia vị này. Với các vết thương trên da, trộn đều bột nghệ với một ít nước hay dầu dừa cho đến khi hỗn hợp kẹo lại và sau đó thoa lên da, để khô trước khi lau sạch.
  • Bột cam thảo: Là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền, cam thảo có tính chất kháng virus, kháng vi sinh vật và kháng viêm. Cam thảo cũng được sử dụng như là một loại thuốc để trị nhiễm nấm ngoài da và một vài nhiễm nấm khác. Để được tác dụng tốt nhất, hòa tan 3 muỗng bột rễ cam thảo vào một cốc nước, thoa nhẹ nhàng lên bề mặt da.
  • Dầu dừa: Acid béo trong dầu dừa có thể diệt được các tế bào nấm bằng cách phá hủy màng tế bào. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng dầu dừa có thể làm một thuốc trị hiệu quả dành cho những người bị nhiễm trùng da ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Thoa dầu dừa lên sang thương 3 lần mỗi ngày để điều trị nhiễm trùng da do nấm.

Nấm da có thể xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể, nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, bệnh rất có thể chuyển biến nặng hơn và lan rộng sang các vùng da khác. Người bệnh nên đi khám với các bác sĩ da liễu để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết