Việc điều trị phình động mạch chủ bụng phụ thuộc vào kích thước của chứng phình động mạch, đây là yếu tố chính quyết định nguy cơ vỡ của động mạch chủ. Chứng phình động mạch nhỏ có thể không cần điều trị ngay mà chỉ cần theo dõi định kỳ. Tuy nhiên, với chứng phình động mạch lớn sẽ cần tới can thiệp phẫu thuật.
ĐIều trị không can thiệp phẫu thuật sẽ thường được chỉ định với chứng phình động mạch nhỏ. Cụ thể, phình động mạch nhỏ thường có đường kính dưới 5,5 cm, phát triển chậm và có nguy cơ vỡ thấp hơn.
Với những trường hợp trên, các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh kiểm soát bệnh bằng việc theo dõi sức khỏe thường xuyên, phương pháp hay được sử dụng để theo dõi chứng phình động mạch là chụp CT-scan hoặc siêu âm. Kích thước đoạn phình động mạch càng lớn, gần đến ngưỡng điều trị thì phương pháp chụp CT sẽ được ưu tiên hơn. Tần suất thực hiện theo dõi chẩn đoán hình ảnh cũng sẽ theo chỉ định của bác sĩ Tim mạch.
Bên cạnh việc theo dõi, người bệnh cũng nên áp dụng một số thay đổi về lối sống kết hợp với sử dụng thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ, cụ thể như:
Thay đổi lối sống và dùng thuốc sẽ không làm giảm chứng phình động mạch chủ bụng, nhưng những biện pháp này giúp làm chậm sự phát triển của bệnh và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác.
Bác sĩ Tim mạch sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật chứng phình động mạch chủ trong các trường hợp:
Mục đích của việc phẫu thuật là làm giảm nguy cơ vỡ phình động mạch bằng cách thay thế động mạch chủ hoặc lót lại động mạch chủ từ bên trong. Hai phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng gồm:
Việc can thiệp điều trị phẫu thuật phình động mạch chủ bụng tức là bệnh lý đang ở giai đoạn nặng. Để tránh trường hợp xấu này xảy ra, người bệnh nên thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.