Phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ đúng cách
Phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ đúng cách
Điều trị hội chứng chân không yên
Điều trị hội chứng chân không nghỉ ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc - Ảnh: BooKingCare

Phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ đúng cách

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 04/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 05/04/2024
Hội chứng chân không nghỉ là bệnh lý thần kinh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1965. Bệnh gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy điều trị hội chứng chân không nghỉ thế nào?

Một số biểu hiện điển hình của hội chứng chân không nghỉ như: những cơn đau nhói, co kéo, tê chân, cảm giác khó chịu ở chân,... dẫn đến người bệnh không thể kiểm soát được buộc phải cử động chân liên tục. Hội chứng chân không nghỉ dù được phát hiện từ rất sớm nhưng chưa được quan tâm nhiều.

Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng đây là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng, cần được quan tâm hơn. Hiện cơ chế bệnh sinh ngày càng được làm rõ và có nhiều hướng điều trị. Cùng BookingCare tìm hiểu các phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ qua bài viết dưới đây.

Các phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với bệnh nhân và các yếu tố liên quan mà các bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Điều trị không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định tính hiệu quả điều trị của từng phương pháp. Tuy nhiên, một số biện pháp có hiệu quả tích cực trên lâm sàng và đang được áp dụng gồm:

  • Liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi: giảm tiêu thụ rượu, cafein, xoa bóp chân, ngâm nước ấm, giảm căng thẳng,...
  • Tránh các yếu tố làm nặng bệnh như: tránh thiếu ngủ, mất ngủ, tránh sử dụng các nhóm thuốc tác động lên hệ thống thần kinh (thuốc chống trầm cảm, an thần kinh, chống nôn, kháng histamin,…)
  • Tập thể dục thường xuyên, đi bộ, tập yoga, châm cứu được một số tác giả cho là có thể có tác dụng trong điều trị bệnh nhưng chưa đủ bằng chứng đánh giá.
  • Bổ sung và theo dõi thường xuyên để tránh thiếu hụt sắt trong cơ thể.

Điều trị dùng thuốc

Một số loại thuốc giúp làm giảm cảm giác khó chịu, bứt rứt thường được dùng như:

  • Nhóm thuốc làm tăng dopamine trong não như: rotigotine, pramipexole, ropinirole,... thuốc được dùng để điều trị hội chứng chân không nghỉ mức độ từ trung bình đến nặng.
  • Nhóm thuốc chống động kinh, tác động đến kênh calci như: gabapentin, pregabalin và gabapentin systemcarbil,...
  • Nhóm thuốc giãn cơ và thuốc an thần: Thuốc có tác dụng giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhóm thuốc này được sử dụng khi không có phương pháp điều trị nào khác giúp giảm đau, giảm khó chịu.

    Tuy nhiên, chúng không loại bỏ hoàn toàn cảm giác khó chịu ở chân và có thể khiến người bệnh buồn ngủ vào ban ngày.
  • Thuốc gây nghiện bao gồm tramadol, codeine, oxycodone và hydrocodone,... được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng khó chịu, nhưng cần thận trọng vì nhóm có thể gây nghiện nếu sử dụng với liều lượng cao.

Trong điều trị hội chứng chân không nghỉ, các bác sĩ ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc. Việc điều trị nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ triệu chứng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, hội chứng chân không nghỉ là bệnh lý có xu hướng mạn tính, bệnh kéo dài dai dẳng và phức tạp. Vì vậy, mọi người cần chú ý và quan tâm đến sức khỏe của bản thân nhằm nhận diện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare