Phương pháp điều trị và cách sống chung với bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả
Phương pháp điều trị và cách sống chung với bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả
Phương pháp điều trị và cách sống chung với bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả
Phương pháp điều trị và cách sống chung với bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả - Ảnh: BookingCare

Phương pháp điều trị và cách sống chung với bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 30/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 14/11/2023
Phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Mục tiêu trong việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên là kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như đau chân, để việc tập thể dục không gây khó chịu. Đồng thời, còn nhằm cải thiện sức khỏe động mạch để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Điều trị không can thiệp phẫu thuật

Thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh động mạch ngoại biên. Các bác sĩ Tim mạch sẽ hướng dẫn bạn thực hiện chế độ ăn uống kết hợp tập luyện để cải thiện triệu chứng tại các chi. Cụ thể như:

  • Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol cũng như nhiều trái cây và rau quả giúp giảm mức cholesterol trong máu, theo đó, giúp giảm tình trạng tắc nghẽn do động mạch do xơ vữa
  • Rèn luyện thể chất thường xuyên: Phương pháp đơn giản mà hiệu quả thường được khuyến cáo cho người bệnh động mạch ngoại biên là đi bộ. Phác đồ đi bộ đơn giản, bài tập chân và chương trình tập thể dục trên máy chạy bộ ba lần một tuần có thể giúp giảm các triệu chứng chỉ sau 4-8 tuần.
  • Ngừng hút thuốc: Ngừng hút thuốc sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh động mạch ngoại biên và các bệnh liên quan đến tim khác.

Trường hợp bệnh đi kèm với một số bệnh lý khác có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên , các bác sĩ sẽ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị đi kèm như:

  • Thuốc cholesterol. Các loại thuốc gọi là statin thường được kê đơn cho những người mắc bệnh động mạch ngoại biên. Statin giúp giảm cholesterol xấu và giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch, đồng thời còn làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Thuốc huyết áp: Huyết áp cao không được kiểm soát có thể làm cho động mạch trở nên cứng và làm chậm lưu lượng máu. Trường hợp người bệnh mắc huyết áp cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hạ huyết áp.
  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông. Bệnh động mạch ngoại biên có liên quan đến việc giảm lưu lượng máu đến các chi. Vì vậy, thuốc có thể được dùng để cải thiện lưu lượng máu, chẳng hạn như Aspirin hoặc clopidogrel (Plavix)
  • Thuốc giảm đau: Thuốc cilostazol làm loãng máu và mở rộng mạch máu, từ đó làm tăng lưu lượng máu đến các chi. Thuốc đặc biệt giúp điều trị chứng đau chân ở những người mắc bệnh động mạch ngoại biên. Tuy nhiên loại thuốc này gây tác dụng phụ đau đầu và tiêu chảy. Một loại thuốc được sử dụng thay thế là pentoxifylline, tuy nhiên không tác dụng tốt như cilostazol

Điều trị can thiệp phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật để giúp mở rộng phần động mạch bị tắc nghẽn. Các biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng đề điều trị bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Nong mạch và đặt stent: Phẫu thuật được thực hiện bằng cách đạt một ống mỏng, linh hoạt (ống thông) đến phần bị thu hẹp của động mạch. Một quả bóng nhỏ được bơm căng lên để mở rộng động mạch bị tắc và cải thiện lưu lượng máu. Một giá đỡ thép nhỏ (stent) có thể được đặt vào động mạch để giữ cố định động mạch luôn được mở rộng
  • Phẫu thuật bắc cầu. Bác sĩ phẫu thuật tạo ra một đường dẫn xung quanh động mạch bị tắc bằng cách sử dụng mạch máu khỏe mạnh từ một bộ phận khác của cơ thể (thường là động mạch ở thành ngực, tay hoặc chân) để làm cầu nối giàu oxy bắc qua đoạn mạch bị tắc hẹp. 
  • Liệu pháp thrombolytic. Nếu cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, thuốc làm tan cục máu đông có thể được tiêm trực tiếp vào động mạch bị ảnh hưởng.

Cách sống chung và chăm sóc người mắc bệnh động mạch ngoại biên

Ở những người mắc bệnh động mạch ngoại biên, các triệu chứng ở chân thường được biểu hiện rõ ràng nhất và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài cảm giác đau nhức, tê ở cẳng chân, bắp chân và bàn chân, còn có nguy cơ khó lành các vết loét và vết thương ở cẳng chân và bàn chân. Trường hợp nặng người bệnh thậm chí còn phải cắt cụt chân để ngăn ngừa hoại tử lên các bộ phận khác của cơ thể.

Một số lời khuyên giúp những người mắc bệnh động mạch ngoại biên chăm sóc đôi chân tốt hơn, cải thiện triệu chứng:

  • Rửa chân mỗi ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa các vết nứt có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Mang giày vừa vặn và tất dày, khô
  • Cẩn thận khi cắt tỉa móng chân tránh gây ra vết xước trên da
  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện vết thương
  • Điều trị kịp thời bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào ở bàn chân
  • Kê cao gối khi ngủ để giữ vị trí chân thấp hơn tim, có thể 

Như vậy, nếu bản thân hoặc người thân của bạn đang mắc bệnh động mạch ngoại biên, bạn vẫn có thể duy trì một chất lượng cuộc sống tốt và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Việc tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống cân đối và vận động thường xuyên, và quan tâm đến sức khỏe tinh thần đều rất quan trọng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết